Nhà máy điện hạt nhân có an toàn không?

Xây dựng nhà máy điện hạt nhân, lợi dụng năng lượng hạt nhân để phát điện được bắt đầu từ giữa thập kỉ 50 của thế kỉ XX, đến nay chỉ mới trải qua thời gian lịch sử ngắn ngủi 40 năm. Trong thời gian đó đã từng phát sinh hai lần sự cố lớn là đảo Sali, Mỹ và nhà máy điện hạt nhân Chernobyn của Liên Xô cũ, gây nên ảnh hưởng đáng kể đối với môi trường xung quanh. Vậy nhà máy điện hạt nhân thực chất có an toàn không?

Muốn biết nhà máy điện hạt nhân an toàn hay không phải xem sự phóng xạ của nó sản sinh ra có ảnh hưởng đến dân cư xung quanh, có dễ phát sinh sự cố rò rỉ phóng xạ hay không? Trên thực tế, sự phóng xạ của nhà máy điện hạt nhân rất thấp. Nói chung trong điều kiện bình thường, dân cư xung quanh nhà máy điện một năm chỉ chịu một lượng phóng xạ nếu so với một lần chiếu X quang thì còn nhỏ hơn nhiều, cho nên tác hại của nó đối với cơ thể là không đáng kể.

Nhà máy điện hạt nhân công suất khoảng 1 triệu kW trong quá trình vận hành sẽ tích lũy lại một lượng lớn chất phóng xạ, chỉ cần thải ra một phần rất ít cũng đã gây nên những tổn thất to lớn về sinh mệnh và tài sản. Nhưng nhà máy điện hạt nhân thông thường được xây dựng theo một hệ thống qui phạm an toàn rất nghiêm ngặt, có thể ngăn chặn được các chất phóng xạ rò rỉ ra ngoài.

Ở Trung Quốc đã xây dựng nhà máy điện hạt nhân nước nặng, đó là loại nhà máy điện hạt nhân rất an toàn và đã quen thuộc. Ngoài một loạt các thiết bị xử lí ứng cứu các phản ứng hạt nhân ra, người ta còn đặt 4 hệ thống ủ chắn để bảo đảm cho các chất phân rã của phản ứng phóng xạ không được lọt ra ngoài.

Hệ thống tường chắn thứ nhất là bản thân lõi nhiên liệu hạt nhân. Đó là một loại vật liệu bằng gốm urani đã được oxi hóa rất chắc chắn. Nó có thể cố định trên 98% những mảnh nhỏ phân rã ở trong lòng nó.

Tường chắn thứ hai là một ống được chế tạo bằng hợp kim ziriconi, trực tiếp bao bọc xung quanh lõi nhiên liệu hạt nhân. Hợp kim ziriconi có sức kháng bức xạ rất tốt và có năng lực chống hoen gỉ, có thể làm việc lâu dài mà không bị phá hoại. Vì vậy, ống hợp kim ziriconi có thể ngăn ngừa có hiệu quả các chất phân rã đi vào đường ống nước làm lạnh của phản ứng hạt nhân.

Chất làm lạnh phản ứng hạt nhân là một đường ống tuần hoàn khép kín. Nó không ngừng mang nhiệt lượng từ trong lõi phản ứng hạt nhân ra để làm nóng nước, sản sinh hơi nước làm quay tuabin phát điện. Đường ống tuần hoàn của nước làm lạnh có thể chịu đựng nổi các loại tải trọng (bao gồm cả tải trọng động đất gây ra) để bảo đảm hệ thống không bị phá vỡ. Do đó, kết cấu của nó đã trở thành tường chắn thứ ba.

Tường chắn thứ tư ngăn ngừa các chất phóng xạ lan ra môi trường là một hệ thống vỏ an toàn. Nó được tạo thành bởi các kết cấu cách li giữa các phân xưởng nhà máy, chủ yếu sẽ phát huy tác dụng khi xảy ra sự cố. Vỏ an toàn là một công trình vô cùng kiên cố được xây dựng bởi bức tường bê tông cốt thép dày và bên trong được lót bằng các tấm thép. Khi trong nhà máy hệ thống tuần hoàn chất làm lạnh bị rò rỉ, xuất hiện tín hiệu cảnh báo nhiệt độ cao, áp suất cao và có tính phóng xạ thì vỏ an toàn sẽ tự động ngăn cách với môi trường bên ngoài, bao bọc tất cả những nguyên tố hạt nhân có khả năng gây ô nhiễm cho môi trường. Vỏ an toàn đó ở nhà máy điện nguyên tử Chernobyn không hề có.

Nhà máy điện nguyên tử ngoài 4 vỏ chắn, còn lắp đặt một hệ thống bảo vệ an toàn, khống chế tự động rất chính xác và có qui trình quản lí nghiêm ngặt, có thể bảo đảm cho những thao tác sai của con người giảm đến mức độ thấp nhất. Thực tiễn vận hành chứng tỏ nhà máy điện hạt nhân là vô cùng an toàn.

Từ khoá: Nhà máy điện hạt nhân; Nước nặng; Chất phóng xạ.

Tại sao máy bay nhiều tầng cánh lại ít được sử dụng?

60 70 năm trước, những chiếc máy bay “nguyên thuỷ” có tới 2 3 tẩng cánh, đặt chồng lên nhau, ở giữa có nhiều trục đỡ khiến nó rất giống một giá sách....

Tại sao đặc trưng của một số loài cá xuất hiện trong phôi thai của cơ thể con người?

Người là sản phẩm của giới động vật qua một thời gian dài phát triển. Về nghĩa rộng mà nói, khi sự sống nguyên thuỷ xuất hiện cách đây 3,5 - 3,8 tỉ năm đã thai nghén sự xuất hiện của con người.

Vì sao tàu biển đi về phía Tây một ngày sẽ ngắn hơn đi về phía Đông?

Ngày 20 tháng 9 năm 1519, có 5 tàu biển Tây Ban Nha do Magellan dẫn đầu, rời khỏi hải cảng Shenlaka đi về phía Tây bắt đầu cuộc hành trình vòng quanh...

Tại sao cây ngân hạnh lại được gọi là "hóa thạch sống"?

Cây ngân hạnh là loại cây đặc sản của Trung Quốc. Trên thế giới chỉ có một số nước lấy giống từ Trung Quốc trồng được thôi.

Vì sao "Lacton đậu phụ" lại làm ngon miệng?

Đậu phụ là loại thực phẩm truyền thống của người Trung Quốc, lan truyền rộng rãi sang một số nước phương Đông như Nhật Bản, Việt Nam…. Đây là loại...

Có phải 9 hành tinh lớn sắp xếp thành chữ thập sẽ gây ra tai hoạ không?

Như ta đã biết, 9 hành tinh lớn của hệ Mặt Trời mỗi hành tinh có quỹ đạo riêng và quay quanh Mặt Trời với chu kỳ khác nhau. Có lúc Mặt Trời và 9 hành...

Tại sao đũa nhìn trong nữa trông như bị gãy?

Trong cuộc sống có nhiều hiện tượng lí thú mà bạn đội khi không để ý. Ví dụ, bạn thả chiếc đũa vào trong bồn rửa hoặc vào trong bát hay chén nước, một nửa của chiếc đũa ngập trong nước, nửa còn lại ở bên trên...

Vì sao thanh, thiếu niên không nên thức thâu đêm nhiêu?

Một người nếu suốt ngày tay không rời sách hoặc vùi đầu làm việc thì dần dần sẽ cảm thấy đầu óc căng lên, năng lực tư duy giảm thấp. Tương tự, nếu lao...

Tại sao chuột lữ phải nhảy xuống biển để chết?

Chuột lữ là một loài động vật gặm nhấm cỡ nhỏ, thân dài khoảng 10 cm, sinh sống ở gần vành đai Bắc Cực.