Cóc là một loài ăn côn trùng thiện nghệ, tại sao đôi lúc cũng bị côn trùng ăn lại?

Đài BBC của Anh đã từng phát tiết mục đặc biệt: "Côn trùng ăn cóc" khiến người xem vô cùng thích thú. Đoạn phim nói về hiện tượng phản tự nhiên này là đoạn phim quay cảnh ở vườn sinh vật học khu đầm lầy nông thôn của bang Arizôna.

Tại khu vực đầm lầy rộng lớn, nhà sinh vật học đã phát hiện ra một chú cóc đang đứng im. Nhìn kĩ hơn, hoá ra là một con ấu trùng ruồi hoa đang đốt chú cóc này, chích nọc độc trong miệng vào cơ thể con mồi. Khi chú cóc đã rơi vào trạng thái tê liệt và hôn mê thì ấu trùng ruồi hoa lại tiếp tục hút máu và chất lỏng trong cơ thể của cóc cho tới khi no căng mới thôi, trong khi chú cóc kia cứ gầy mòn chết dần đi. Thông thường, con ấu trùng ruồi hoa ăn thịt cóc là những con ấu trùng đã trưởng thành đến giai đoạn lớn nhất, còn những chú cóc bị ăn thịt lại là những chú cóc con mới lột xác từ nòng nọc. Lúc này kích thước của cả hai tương đương nhau nên ruồi hoa có thể dễ dàng ăn thịt cóc. Sau đó, một nhà động vật học ở Mĩ lại phát hiện một con ấu trùng ruồi hoa đang cắn chân một con ếch. Thể trọng của con ếch này ước đoán phải gấp 20 - 30 lần so với ấu trùng, giống như là một người nặng 50 kg kéo một vật thể nặng 1500 kg vậy, thật là một cảnh tượng kì lạ trong giới tự nhiên.

Các nhà khoa học cho rằng, trong những trường hợp bình thường thì thức ăn chính của ấu trùng ruồi hoa là dế mèn và côn trùng cánh cứng. Nhưng mỗi khi cóc hoặc ếch xuất hiện trước mặt chúng thường sẽ kích thích nhu cầu ăn uống mới của ấu trùng. Bởi vì mùi vị của thịt cóc và ếch thơm ngon hơn nhiều so với dế mèn và côn trùng cánh cứng cho nên mới khiến cho ấu trùng ruồi hoa phát sinh những hành vi săn mồi phá lệ thường.

Thế kỷ XXI sẽ xuất hiện những kiến trúc như thế nào?

Bước vào thế kỷ XXI, kiến trúc nhà ở của con người sẽ trở nên càng thực dụng, dễ chịu hơn, đa dạng hoá hơn và càng giàu sức tưởng tượng.

Vì sao lại có loại giấy đốt không cháy?

Người ta thường nói “dễ cháy như giấy" để chỉ tính dễ cháy của giấy. Khi gặp lửa, giấy sẽ bị cháy thiêu.

Vì sao một số cây cổ thụ rỗng thân mà vẫn sống?

Đôi khi ta bắt gặp những thân cây cổ thụ cành lá xum xuê, nhưng thân lại "vườn không nhà trống". Điều gì đã giúp chúng sống thoải mái trong điều kiện...

Kho tri thức là gì?

"Kho lương", "kho sách", "kho tàng" thì mọi người đều đã biết. Nhưng "Kho tri thức" thì bạn đã nghe nói tới chưa? "Kho tri thức" là gì vậy?

Vì sao kem chống nắng lại chống được nắng?

Mọi người đều biết cánh tay trần phơi dưới ánh nắng Mặt Trời sẽ bị nóng và đỏ lên. Nếu thời gian phơi nắng kéo dài sẽ bị rộp da, rất đau rát.

Bề dài và bề rộng của một quyển sách có tỉ lệ bằng bao nhiêu?

Nói chung với một quyển sách thì bề dài và bề rộng có tỉ lệ bằng bao nhiêu? Chắc chắn không ít người vẫn hay nghĩ đến “con số tỉ lệ vàng” 1,618. Sự...

Kim loại nào nhẹ nhất?

Nếu có người bảo có thể dùng dao cắt kim loại thành lát mỏng chắc bạn sẽ không tin. Thế nhưng sự thực lại có nhiều kim loại như vậy, liti là một trong...

Ngủ đông có thể giúp kéo dài tuổi thọ không?

Hàng trăm, hàng nghìn năm nay, nhân loại luôn đi tìm phương thuốc bí mật để kéo dài tuổi thọ, thậm chí mong rằng mình sẽ trường sinh bất lão, sống mãi...

Vì sao có lúc ta nháy mắt liên tục?

Mí mắt ta có lúc vô cớ nháy liên hồi, khiến ta cảm thấy không thoải mái. Có người nói "nháy mắt trái là nháy tiền, nháy mắt phải là nháy họa".