Vì sao có hiện tượng lũ bùn đá?

Bạn đã xem bộ phim khoa học giáo dục “Lũ bùn đá” chưa? Cảnh tượng lũ bùn đá xuất hiện đột ngột, quả thật con người rất hiếm khi thấy: một phần bùn sánh sẽ bao bọc lấy những hòn đá to, giống như lũ núi với thế “dời núi lấp biển”, đổ xuống dọc theo thung lũng, khi nhìn thấy lớp bùn bắn tung lên, vang động khắp thung lũng, chất đống trên bề mặt núi thành biển bùn đá.

Lũ bùn đá thường xuất hiện ở vùng núi ôn đới hoặc khu vực bán khô hạn, loại dòng nước lũ này khi nhanh nhất thậm chí có thể đạt tới tốc độ xấp xỉ 10m/s. Hàng ngàn tấn đá lớn tựa như những khúc gỗ trôi nổi trên dòng nước, cứ bồng bềnh như vậy cho đến khi xuống tới nơi bằng phẳng dưới chân núi mới ngừng lăn. Chính vì vậy, nó có thể di chuyển hàng triệu mét khối đất đá xuống chân núi. Thử tưởng tượng, điều này sẽ mang lại sự nguy hại lớn thế nào cho nhân loại?

Tại sao lại xuất hiện “Lũ bùn đá”?

Nếu như tìm hiểu sâu về “nguồn gốc” của lũ bùn đá, bạn sẽ phát hiện: Vùng này xung quanh được bao bọc bởi các vách đá dựng đứng, chỉ có một khe núi hẹp. Núi phụ cận gần như trơ trụi, rất ít cây cối. Do đó nham thạch trên núi dưới tác dụng phong hóa và nắng mưa rất dễ hình thành các vết nứt và vỡ thành những mảnh nham thạch lớn nhỏ. Đồng thời, dưới tác dụng của trọng lực, nham thạch rơi vào trong khe núi, dồn tích lại mỗi lúc một nhiều, tạo bước đệm hình thành lũ bùn đá. Nếu như ở gần vùng có tuyết, hiện tượng này càng rõ rệt. Buổi tối, nước sẽ đóng băng trong các kẽ nứt, sau đó thể tích băng phình to, khiến việc sụt ở nham thạch nghiêm trọng hơn; ban ngày, băng tan ra làm mất độ bám dính giữa các mảnh nham thạch, sẽ liên tiếp sập xuống nếu như đỉnh tuyết phụ cận xảy ra sạt lở tuyết, làm cho nhiều tảng đá lớn đổ xô xuống.

Ngoài ra, cũng cần có hàm lượng nước lớn, làm cho lớp bùn trong khe núi bị ngấm nước, khi đạt độ bão hòa, nước sẽ giống như dầu bôi trơn, làm giảm lực ma sát và độ bám dính giữa bùn đá. Nếu địa hình vùng đó dốc, dưới tác dụng của trọng lực, số bùn đá này có thể từ từ chuyển động.

Do đó, lũ bùn đá không phải thường xuyên mà phải cách một thời gian dài mới xảy ra một lần. Khoảng thời gian này thường từ vài năm đến vài chục năm. Nhưng nếu như vùng lân cận xảy ra động đất hoặc bão, sẽ làm cho dòng nước lũ này từ từ hoạt động như “Hổ thêm cánh”, bất ngờ lao xuống. Nhưng nếu ở khu vực không xảy ra động đất, khi bùn và đá tích tụ nước tới một mức độ nhất định, khi chất lượng lớn hơn ngoại lực ma sát, nó cũng sẽ đẩy nhanh tốc độ mà lao xuống.

Từ “đầu nguồn” của lũ bùn đá hướng xuống, dưới chân dốc sẽ phát hiện một khe sâu cao hẹp và dựng đứng. Đây chính là “khu lưu thông” của lũ bùn đá. Bùn đá này đua nhau lao xuống, tới khu vực lưu thông dòng chảy, vì dốc và hẹp, thế năng chuyển hóa thành động năng, tốc độ sẽ càng ngày càng nhanh, lực tác động vào nó cũng càng ngày càng lớn, không ngừng va đập vào hai vách của khe núi. Đá, cát, bùn của hai vách cứ liên tiếp rơi xuống, không ngừng làm cho “đội ngũ” lũ bùn đá lớn mạnh, cuối cùng hình thành lũ bùn đá với những con sóng đá và tiếng gào thét dữ dội.

Lũ bùn đá sau khi trải qua giai đoạn gia tốc này, va đập mạnh xuống vùng bằng phẳng dưới chân núi. Do địa hình tương đối rộng và bằng phẳng, dòng đá tản đi khắp mọi nơi, động năng yếu đi, dần dần đem lượng lớn bùn đá chất đống phía dưới, hình thành nên địa hình có hình quạt, thường có thể nhấn chìm công trình kiến trúc hoặc cánh đồng lớn, phá hủy đường sắt và cầu, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho việc xây dựng khu vực miền núi.

Một vài vùng núi cao của Tây Bắc và Tây Nam, vùng núi biên giới cao nguyên Tây Tạng và vùng hoàng thổ của Tây Bắc Trung Quốc là những nơi có khả năng xảy ra đất đá trôi. Ở nơi núi cao thung lũng sâu đó, nhiều mưa tuyết, thường xảy ra tuyết sạt hoặc mưa bão, càng làm cho vỏ Trái Đất vận động mạnh mẽ, ở một số nơi có điều kiện địa hình thich hợp sẽ rất dễ xảy ra lũ bùn đá.

Vì sao ô nhiễm dầu mỏ gây tác hại nghiêm trọng cho biển?

Năm 1991, sau khi bùng nổ Chiến tranh vùng Vịnh, để ngăn cản quân đội Anh, Mỹ can thiệp vũ trang, nhà đương cục I-rắc đã thiêu huỷ hàng loạt giếng dầu...

Vì sao ngọn lửa luôn hướng lên trên?

hời xưa do chưa hiểu được các nguyên lý khoa học, người ta thường gắn nó với ma quỷ và thần thánh.

Tại sao long diên hương chỉ ở trong bụng của cá nhà táng?

Theo sách vở ghi chép lại, ngày 3 tháng 12 năm 1912, một Công ti săn bắt cá voi của Nauy đã bắt được một con cá nhà táng trong khu vực nước ở...

Vì sao gương cười khiến chúng ta bị biến hình?

Gương cười là loại gương khác hẳn với gương chúng ta vẫn dùng hàng ngày. Nó là loại gương có bề mặt rất bằng phẳng, khi soi vào hình của ta không bị biến hình, tỉ lệ độ to nhỏ cũng không thay đổi.

Vì sao sâm Ngọc Linh lại quý như thế?

Không chỉ được mệnh danh là “Dược liệu Quốc bảo”, sâm Ngọc Linh Việt Nam còn được xếp là loài sâm quý nhất thế giới bởi sở hữu những hoạt chất quý mà không phải loại sâm nào cũng có.

Ai là người đầu tiên đưa ra yêu cầu bảo vệ môi trường?

Người đầu tiên đưa ra yêu cầu bảo vệ môi trường là nhà nữ sinh vật học người Mỹ Rachel Carson.

Vì sao cao su có tính đàn hồi?

Đàn hồi là tính chất quý giá của cao su. Theo các phép đo dạc, cao su thiên nhiên khi kéo căng tăng độ dài gấp 9 lần sau đó vẫn có thể phục hồi trở...

Tại sao hải âu hay bay theo tàu biển?

Những ngày trời nắng, nếu bạn đi dạo trên bờ biển, ngẩng đầu ngắm nhìn bầu trời xanh thẳm, thường có thể thấy đàn chim hải âu màu bạc sáng lóng lánh, giang rộng đôi cánh, rất bình thản bay theo tàu biển.

Tại sao có một số thực vật thân gỗ có thể tạo ra đường?

Nói đến đường, mọi người đều biết là được lấy từ mía và rau ngọt, trên thực tế thực vật khác có chứa lượng đường lớn cũng có thể tạo đường, trong đó...