Vì sao thuốc phiện độc lại có thể dùng để chế thuốc?

Nói đến nha phiến, mọi người nghĩ đến thời kỳ trước, các nước thực dân đế quốc đã du nhập nha phiến vào các nước phương Đông. Vào thế kỷ thứ XIX, bọn thực dân Anh đã đưa nha phiến vào Trung Quốc, gây nên cuộc chiến tranh nha phiến nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Ở Việt Nam trong thời thuộc Pháp, nha phiến đã gây biết bao đau thương cho các tầng lớp dân thường. Ngày nay nạn nha phiến, ma tuý đã trở thành vấn đề toàn cầu. Nha phiến độc hại như vậy nhưng tại sao còn dùng nó để chế tạo thuốc?

Nha phiến là nhựa trích ra từ trái cây anh túc. Anh túc là loại cây có chu kỳ sinh trưởng hai năm. Quả anh túc có hình cầu. Khi trái cây anh túc còn chưa chín người ta dùng mũi nhọn rạch vỏ trái cây anh túc, từ vết rạch sẽ chảy ra một loại nhựa màu trắng sữa. Thu nhập nhựa, để khô người ta thu được nha phiến. Từ mấy nghìn năm trước, người xưa đã vô ý ăn nhầm phải quả cây anh túc, người ta thấy loại quả này có thể làm cho người đang ở trạng thái thần kinh căng thẳng do lao động cực nhọc có thể bình tĩnh trở lại. Đối với những người đang bị các cơn đau dằn vặt, nha phiến trở thành một loại linh đơn, thuốc quý có tác dụng chặn cơn đau.

Thành phần có tác dụng trong nha phiến là mocphin chiếm khoảng 10% lượng nha phiến. Mocphin là một loại kiềm thực vật, có tính kiềm mạnh, làm giảm đau ở cơ trơn, ức chế nhu động ruột, có thể chặn cơn đau, cầm bệnh tả, làm ngừng ho. Nha phiến cũng có tác dụng làm giảm cơn đau. Với những bệnh nhân bị sỏi mật, sỏi thận, ung thư di căn, dùng mocphin có thể chặn được cơn đau. Khi người bị thương, cơ thể bị mất máu nhiều chưa cầm được máu, dùng mocphin có thể giữ được công năng của cơ thể, tránh bị suy kiệt. Vì vậy y dược rất cần nha phiến để chế dược phẩm.

Thế nhưng khi dùng mocphin cần phải hết sức cẩn thận. Tuy mocphin có tác dụng chặn cơn đau đặc thù nhưng cũng đưa lại hậu quả nguy hiểm vì dễ bị nghiện. Sử dụng mocphin dùng để chữa trị bệnh khi đã bị nghiện rất khó giải trừ được, người bị nghiện mocphin có tinh thần uỷ mị, dinh dưỡng không tốt, tính cách bất thường. Khi lên cơn bị ngáp liên tục, mồm chảy dãi rớt, ngồi đứng không yên, lăn lộn trên đất, tự cào xé, đập tường đập đất… Không ít người khi sử dụng mocphin, không tự kiềm chế được mình, làm những việc mất nhân cách đối với gia đình và xã hội. Vì vậy tất cả các quốc gia trên toàn thế giới đều cho việc sử dụng buôn bán, sản xuất các chế phẩm nha phiến là phạm pháp.

Vì sao phương pháp toán học không thể thay thế được thực nghiệm khoa học?

Mọi tri thức khoa học đều nhằm phát hiện, phát biểu, dự kiến các quy luật phát triển của sự vật. Các tính toán toán học và phương pháp suy luận là...

Tại sao ớt lại cay?

Trong thành phần của ớt có chứa capsaicin – một chất oxy hóa có tác dụng ngăn ngừa thức ăn bị hỏng, bảo vệ mạch máu. Và đây cũng chính là chất tạo nên vị cay của ớt.

Có phải kim loại hiếm đều thực sự "hiếm có" không?

Trong "đại gia đình" kim loại có đến 53 kim loại được gọi là kim loại hiếm. Nhưng liệu có phải các kim loại được gọi là hiếm tất cả đều ít có không?...

Vì sao phải xây dựng hệ thống rừng bảo hộ "Tam Bắc"?

Vạn lí trường thành là một kì tích lớn trong lịch sử văn minh nhân loại. Trong tương lai không xa, một bức “Vạn lí trường thành xanh” sẽ sừng sững mọc...

Bài toán Hamintơn “Chu du vòng quanh Thế giới” có ý nghĩa gì?

Vào năm 1859, nhà toán học Anh Hamintơn (Hamilton) đã công bố một bài toán khá lí thú làm nhiều người đã phải bỏ nhiều công sức để giải nó.

Vì sao mùa xuân và mùa thu lại thích hợp với việc câu cá?

Ở các thuỷ vực gẩn bờ biển Nhật Bản có rất nhiều loại cá thích sống ở vùng nước ấm 16 - 25 độ C Vào mùa xuân nước ở gẩn bờ biển ấm dẩn, các loài cá ưa...

Vì sao khi dọn đến nhà mới thường bị váng đầu, hoa mắt?

Bước vào một căn phòng mới, trang hoàng đẹp thường cảm thấy có mùi vị khác thường. Vậy mùi vị này từ đâu đến? Nguyên nhân là chúng được phát ra từ các...

Bí quyết leo giàn của cây xanh

Bí, mướp, dưa chuột, dây trường xuân, nho… rất có tài leo trèo. Chỉ cần móc được vào một thân cây, que củi hay thậm chí cột điện, chúng sẽ thoăn thoắt...

Vì sao những hạt nước trên lá sen đều là những giọt nước nhỏ tròn vo?

Bạn đã từng chú ý đến sự việc này chưa? Mùa hè các hạt nước rơi xuống lá sen, chúng sẽ biến thành từng giọt, từng giọt nước nhỏ long lanh trong suốt. Chúng lăn qua lăn lại trên lá sen như những viên ngọc trai lăn trong khay vậy.