Vì sao hệ thống miễn dịch của cơ thể có thể tiêu diệt được vi khuẩn?

Trong cơ thể người bình thường, hệ thống miễn dịch rất hoàn chỉnh. Khi cơ thể bị vi khuẩn gây bệnh tấn công, hệ thống miễn dịch sẽ được kích hoạt và phản kích lại vi khuẩn bệnh đã xâm nhập vào.

Hệ thống miễn dịch của cơ thể tiến hành công kích khuẩn bệnh như thế nào? Đây là một quá trình vô cùng phức tạp. Sau khi vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, trước hết tế bào to trong hệ thống miễn dịch sẽ phát động công kích. Nó "nuốt" vi khuẩn vào trong bụng của mình, phân giải các vi khuẩn trong bụng thành từng mảnh vụn. Những mảnh vụn này của vi khuẩn hiện trên bề mặt của tế bào to, trở thành kháng nguyên. Chúng giống như những nhãn hiệu biểu thị mình là tế bào to đã nuốt các vi khuẩn xâm nhập, đồng thời báo cho tế bào T trong hệ thống miễn dịch biết.

Tế bào T cùng với những mảnh vụn trên bề mặt tế bào to (hay nói cách khác là kháng nguyên vi sinh hai bên gặp nhau) giống như một chìa khóa phối hợp với một ổ khóa, lập tức kết hợp với nhau sinh ra phản ứng. Khi đó, tế bào to sẽ sản sinh ra một chất gọi là nhân lympho. Tác dụng lớn nhất của nó là kích hoạt tế bào T. Tế bào T "tỉnh dậy" lập tức sẽ phát lệnh "cảnh báo" đối với hệ thống miễn dịch, báo tin đã có một lượng lớn "kẻ địch" xâm nhập vào. Lúc đó, hệ thống miễn dịch sẽ đưa ra một loại tế bào lympho T có tính sát thương và nó còn dẫn xuất ra loại tế bào lympho B có công dụng đặc biệt. Cuối cùng, tế bào lympho B sẽ sản sinh ra chất kháng thể chuyên dụng để tiêu diệt khuẩn bệnh. Tế bào lympho T có tính sát thương có thể truy tìm những tế bào trong cơ thể đã bị cảm nhiễm khuẩn bệnh, tiêu hủy chúng, ngăn ngừa khuẩn bệnh tiếp tục phát triển. Đồng thời với việc phá hủy tế bào bị cảm nhiễm, tế bào lympho B còn sản sinh ra kháng thể, kết hợp với vi khuẩn trong tế bào, khiến cho vi khuẩn mất đi tác dụng gây bệnh. Chính nhờ thông qua một loạt quá trình phức tạp như thế mà hệ thống miễn dịch có thể khống chế có hiệu quả những vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể.

Sau khi sự cảm nhiễm lần thứ nhất được khống chế, hệ thống miễn dịch sẽ ghi lại toàn bộ quá trình đối kháng của nó đối với khuẩn bệnh và bảo tồn lâu dài. Nếu cơ thể lại bị loại khuẩn bệnh này xâm nhập lần thứ hai, hệ thống miễn dịch sẽ biết rõ cần phải làm thế nào để đối phó lại chúng. Nó sẽ có những phản ứng dễ dàng, chính xác, nhanh chóng để tiêu diệt vi khuẩn đã xâm nhập.

Vì sao khi máy bay bay trên không trung có vệt khói kéo dài?

Khi bay trên cao, có lúc sau đuôi máy bay hiện ra mấy vệt khói trắng giống như dải lụa nổi trên không trung, giữ mãi không tan. Hiện tượng này là vệt...

Vẫn băng là gì?

Những vật thể rắn từ trong vũ trụ xuyên qua tầng khí quyển rơi xuống đất được gọi là vẫn tinh. Vẫn tinh có thể chia làm ba loại: vẫn tinh đá, vẫn tinh...

"Quê hương" của sao chổi ở đâu?

Các nhà thiên văn hàng năm đều có thể nhìn thấy vài ngôi sao chổi trên bầu trời. Vậy chúng từ đâu đến?

Trí thông minh là gì?

Edison cần tính dung tích một bóng đèn hình quả lê, ông giao nhiệm vụ đó cho trợ lý Chapton. Hơn một tiếng đồng hồ, Chapton loay hoay mãi với các công...

Tại sao máy tính phải có bộ nhớ chính?

Máy chính (khối hệ thống) của máy tính cấu tạo gồm bộ xử lý trung tâm (central processing unit) và bộ lưu trữ bên trong (gồm RAM và ROM). Bộ xử lí...

Tại sao máy bay khi cất cánh và hạ cánh đều phải bay ngược chiều gió?

Những người hay đi máy bay đều biết rằng, máy bay khi cất cánh, thường phải ngoặt trái ngoặt phải trên đường băng, sau đó chạy đến một đường băng...

Vì sao dương lịch có năm nhuận, nông lịch có tháng nhuận?

Ngày nay các nước trên thế giới thường dùng Dương lịch, đó là "Lịch Julius" do người La Mã làm thành. Trong thiên văn học lấy khoảng cách thời gian...

Thế nào là bàn thất xảo

Bàn thất xảo là loại bàn dã chiến lắp ghép từ năm hình tam giác (hai hình lớn, hai hình nhỏ, một hình kích thước trung bình), một hình bình hành, một...

Sạt núi xảy ra như thế nào?

Vùng Long Lăng tỉnh Vân Nam Trung Quốc từng liên tục xảy ra hai lần động đất mạnh với cấp 7,5 và 7,6 độ Richte. Động đất khiến cho một vùng núi trong...