Biển nào con người không bị chìm?

Bình thường khi bơi trong nước chúng ta phải đập tay, đập chân liên tục hoặc nằm yên dang rộng chân tay trên mặt nước để tạo ra lực đẩy lên trên nhằm tránh bị chìm. Nguyên nhân là khi bơi, chúng ta phải dựa vào lực đẩy và phản lực của nước bằng cách khua tay, khua chân để không bị chìm, việc này liên quan đến trọng lượng riêng của cơ thể người và nước.

Trọng lượng riêng của cơ thể người trung bình khoảng 1,021 - 0,097g/cm3 lớn hơn trọng lượng riêng của nước (1g/cm3), nếu không khua tay, khua chân thì sẽ bị chìm xuống.

Mặc dù, nước biển có trọng lượng riêng là 1,02- 1 ,03g/cm3, sức đẩy của nước biển đối với người đang bơi lớn hơn sức đấy của nước ngọt. Nhưng, trọng lượng riêng của cơ thể người vẫn lớn hơn trọng lượng riêng của nước biển, nên cũng giống như trong nước ngọt con người cũng vẫn bị chìm.

Trên thế giới có một vùng biển mà tại đó con người chỉ cần nằm yên, không cần khoắng nước mà vẫn không bị chìm, nên không có người chết đuối tại đấy. Đó là Biển Chết ở phía Tây châu Á. Tại khu vực này, lượng nước bay hơi hàng năm luôn cao hơn lượng nước mưa, do không có nước bổ sung nên nước biển dần dần bị bay hơi, nồng độ muối trong nước biển càng ngày càng tăng. Kết quả là không có loài vật nào có thể sống trong vùng biển này, vì vậy người ta gọi nó là Biển Chết.

Nồng độ muối tại Biển Chết trên 30%, trọng lượng riêng của nước biển tại đây lên đến 1,172 - 1,227g/cm3, lớn hơn trọng lượng riêng của cơ thể người. Do vậy, dù là người không biết bơi ra tắm ở biển này vẫn luôn luôn an toàn, có thể nhàn nhã nằm trên mặt biển mà không phải lo bị chìm.

Có truyền thuyết rằng, hơn 1.900 năm trước, khi quân đội đế quốc La Mã hành quân đến bên bờ Biển Chết, viên tướng chỉ huy muốn giết chết mấy người nô lệ mới bắt được bằng cách dìm họ xuống biển. Nhưng sau khi ném những người nô lệ này xuống biển, họ lại không bị chìm mà được sóng đánh dạt vào bờ. Ném đi ném lại vài lần, kết quả đều như vậy. Viên tướng La Mã lấy làm kinh ngạc và cho rằng có một vị thần đang bảo vệ cho những người nô lệ, vì vậy ông ta đã thả họ ra. Ngày nay, chúng ta đều biết, không phải là do có vị thần nào mà đó là một hiện tượng kỳ thú của tự nhiên.

Vì sao dùng toán học có thể phán đoán tác giả của tác phẩm "Hồng Lâu Mộng"?

“Hồng Lâu Mộng” là một tác phẩm văn học cổ điển nổi tiếng của Trung Quốc. Theo nhiều nhà Hồng học (chỉ các tác giả chuyên nghiên cứu tác phẩm “Hồng...

Tại sao cánh cửa thường được gắn mắt mèo?

Hiện nay, người ta thường gắn thiết bị bảo vệ an toàn được gọi là "mắt mèo" lên trên cánh cửa ra vào. Bạn có biết tác dụng của "mắt mèo" không? Nguyên lí hoạt động của "mắt mèo" là gì vậy?

Vì sao giếng cũng có lúc cạn nước?

Giếng tất phải có nước. Ấy là chuyện rất đỗi bình thường.

Tại sao hải li thích đắp đê?

Hà li còn được gọi là hải li, là một loài động vật cỡ trung bình, dài hơn nửa mét, nặng 20 kg. Đặc điểm lớn nhất của nó là thích sửa chữa đắp đập, vì vậy chúng được con người gọi là "động vật kiến trúc sư".

Tại sao động vật biết áp dụng "chính sách nhượng bộ"?

Trong thế giới động vật, hiện tượng tranh đấu là hiện tượng không có gì mới. Song chúng cũng có nguyên tắc tranh đấu của chính mình, đó chính là áp dụng "chính sách nhượng bộ" để tránh hết mức việc đổ máu.

Tại sao kiến trúc thơm có thể khiến tinh thần người ta thoải mái?

Kiến trúc thơm là chỉ các vật liệu cấu thành công trình kiến trúc có thể toả ra mùi thơm hoặc đặt các chậu hoa, cây cảnh hay phun vẩy hương liệu ở bên...

Quả và hạt khác nhau như thế nào?

Có nhiều người cho rằng, quả thì to hạt thì nhỏ, cũng có người cho rằng hạt nằm trong quả. Thực ra dùng phương pháp đó để phân biệt quả và hạt đều...

Tại sao nói hoa là do lá biến thành?

Vấn đề này rất thú vị. Thế kỉ XVIII, nhà thơ Đức đã có câu thơ về “hoa do lá biến thành” và được sự đồng tình của không ít người.

Làm thế nào để có thể di chuyển cả một toà nhà?

Trong quy hoạch xây dựng một con đường của khu đô thị mới thường gặp phải tình trạng có một tòa nhà mới xây nằm trên tuyến đường. Vậy phải làm như thế nào?