Vì sao hải lưu là nguồn năng lượng lí tưởng?

Trong Đại chiến Thế giới lần thứ nhất, người Đức đặt rất nhiều thủy lôi ngoài duyên hải của nước đối địch, nhằm đánh đắm các chiến hạm và phong tỏa hải cảng. Không ngờ sau đó không lâu những thủy lôi này lại xuất hiện ở biển Bắc Băng Dương, từng quả đụng vào băng nổ tung. Điều đó gây nên sự bàn luận rầm rộ, người ta không hiểu được vì sao người Đức lại đặt thủy lôi ở vùng Bắc Băng Dương không hề có bóng người. Còn người Đức thì nghi hoặc mãi không hiểu vì sao những quả thủy lôi này lại trôi đến tận Bắc Băng Dương.

Một sự kiện khác khiến người ta không hiểu nổi, đó là một em bé người Mỹ chơi trên bờ biển nhặt được một chiếc bình nhỏ. Em bé tò mò mở ra thấy trong bình đựng một di chúc của quý phu nhân người Anh. Trong đó viết rằng: ai nhặt được bình này, theo di chúc có thể nhận được một tài sản rất lớn. Như vậy chỉ trong chốc lát em bé đã trở thành triệu phú.

Vì sao thủy lôi từ bờ biển Tây Âu lại trôi đến Bắc Băng Dương? Chiếc bình nhỏ từ nước Anh lại trôi nổi sang nước Mỹ? Nguyên nhân là tất cả những vật đó đều do dòng hải lưu vận chuyển trôi đi. Trong đại dương có một luồng nước chảy, giống như các sông ngòi trên lục địa, nó chảy cố định theo một quy luật, người ta gọi đó là dòng hải lưu.

Nguyên nhân hình thành hải lưu rất nhiều, nhưng chủ yếu nhất là sự vận động của khí quyển. Trên mặt biển có những luồng gió mạnh khiến cho nước bề mặt chuyển động theo chiều gió, nước biển ở tầng trên lại mang nước biển tầng dưới chuyển động theo, cứ như thế hình thành nên những dòng hải lưu rất mạnh. Ngoài ra, sự chênh lệch của mật độ nước biển cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên dòng hải lưu. Ví dụ mật độ nước biển của Địa Trung Hải lớn hơn ở Đại Tây Dương, cho nên tầng nước bề mặt từ Đại Tây Dương chảy vào Địa Trung Hải, nước tầng đáy từ Địa Trung Hải chảy vào Đại Tây Dương. Ngoài ra vì gió thổi và mật độ chênh lệch nhau mà hình thành nước biển chảy từ trong biển gần bờ ra ngoài khơi, nước biển ở vùng quanh biển bèn bổ sung vào, đó cũng là một trong những nguyên nhân hình thành hải lưu.

Hải lưu là nguồn năng lượng đem lại lợi ích cho loài người. Trên thực tế con người đã biết lợi dụng nguồn năng lượng này. Ví dụ khi đi trên biển cho tàu chạy thuận theo dòng hải lưu đã tiết kiệm được rất nhiều nhiên liệu. Ngày nay, con người không chỉ thỏa mãn cho tàu chạy theo dòng hải lưu mà còn nghĩ cách làm thế nào lợi dụng rộng rãi hơn nguồn năng lượng hải lưu để phục vụ cuộc sống. ý tưởng táo bạo nhất là dùng hải lưu để phát điện. Có người đã tính, nếu trên các dòng hải lưu của thế giới xây dựng các trạm phát điện, dùng sức nước hải lưu để quay tuabin thì mỗi năm các dòng hải lưu có thể cung cấp 8.760 tỉ kWh điện, tương đương với năng lượng đốt cháy một tỉ tấn dầu mỏ để phát điện. Ngoài ra dùng hải lưu để phát điện sẽ không gây ô nhiễm môi trường. Qua đó có thể thấy hải lưu là một nguồn năng lượng có tiền đồ to lớn.

Từ khoá: Nguồn năng lượng; Hải lưu; Nhà máy điện hải lưu.

Làm thế nào để cho hoa cắm trong bình có thể tươi được lâu?

Một cành hoa tươi, chỉ cắm được vài ngày thì cành hoa bị rủ đẩu xuống, màu sắc cũng không còn tươi nữa, điều này là do nguyên nhân nào? Nếu bạn lấy...

Thực vật ở dưới biển sâu tiến hành quang hợp như thế nào?

Những thực vật sống ở trên cạn đều dựa vào chất diệp lục có trong cây, lợi dụng ánh sáng làm động lực lấy cacbonic và nước làm nguyên liệu, qua sự...

Vì sao phải xây dựng căn cứ vĩnh viễn trên Mặt trăng?

Sang thế kỷ XXI con người sẽ đi lại từ Trái Đất lên Mặt Trăng và phải xây dựng ở đó căn cứ vĩnh viễn. Con người cần lên Mặt Trăng để làm gì? Trước hết...

Các nhà du hành vũ trụ từ trên không trung sẽ thấy Trái đất như thế nào?

Khi ở trên không trung, điều thú vị nhất của các nhà du hành vũ trụ đó là được ngắm nhìn toàn bộ bẩu trời. Họ ngắm các vì sao và không bao giờ nhìn...

Câu nói "người khỏe mọc tóc, người yếu mọc móng tay" có cơ sở khoa học không?

Người ta dù khỏe hay yếu thì tóc và móng tay vẫn không ngừng sinh trưởng. Tóc có tuổi thọ trung bình 2-6 năm, lâu nhất có thể đạt 25 năm.

Vì sao mũi có thể ngửi được các loại mùi?

Mũi người có hai công năng: hô hấp và nhận biết mùi. Trong cuộc sống thường ngày, vai trò của cơ quan khứu giác là không thể thiếu được.

Vì sao không nên coi thường ô nhiễm chì?

Một nhà khoa học môi trường Canađa khi nghiên cứu lịch sử các Hoàng đế cổ La Mã đã đưa ra nhận xét: Hoàng đế La Mã và rất nhiều nhà quí tộc thời đó đã...

"Ô tô biến dạng" biến dạng như thế nào?

Tại một cuộc triển lãm ô tô ở Giơnevơ, công ty ô tô General của Mỹ đưa ra một loại "ô tô biến dạng" rất độc đáo. Theo cách gọi của nó thì ưu điểm lớn...

Vì sao vệ tinh tài nguyên có thể trinh sát tài nguyên?

Đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX, Liên Xô đã bí mật chở tên lửa sang Cu Ba, không ngờ bị tình báo Mỹ phát hiện. Ai là điệp viên trong vụ này? Đó không...