Vì sao cloetan có thể làm ngừng cơn đau?

Trên các sân bóng đá, chúng ta thường thấy hình ảnh một vận động viên đang chạy với tốc độ nhanh bị đối phương chèn ngã và bị thương. Nhân viên y tế của đội bóng đến bên cạnh cầu thủ bị thương, sau khi kiểm tra, nhân viên y tế rút từ túi cứu thương một bình thuốc nước phun vào chỗ vết thương, một lúc sau cầu thủ bị thương đứng dậy tiếp tục thi đấu.

Chắc bạn sẽ đặt ra câu hỏi nhân viên y tế đã phun vào chỗ bị thương chất gì mà có hiệu quả thần kỳ như vậy?

Khi cầu thủ bị thương, chỗ bị thương sẽ rất đau đớn, cách tốt nhất là làm lạnh cục bộ khiến cho cơ bắp mất đi cảm giác đau. Người cán bộ y tế đã dùng phương pháp làm lạnh cục bộ bằng cách phun chất làm lạnh tức thời trên chỗ bị thương: chất làm lạnh ở đây là clorua etyl hay còn gọi là cloetan.

Clorua etyl là một hợp chất hữu cơ có nhiệt độ sôi thấp là 12,3°C. Ở nhiệt độ trong nhà, khi tăng áp suất, nó sẽ biến thành chất lỏng. Khi phun cloetan lên chỗ bị thương, các giọt cloetan khi tiếp xúc với da, nhiệt độ cơ thể làm cloetan sôi lên và bốc hơi rất nhanh. Quá trình bay hơi xảy ra rất nhanh hấp thụ một lượng nhiệt lớn làm cho da bị lạnh đông cục bộ và tê cứng. Vì vậy thần kinh cảm giác không truyền được cơn đau lên đại não. Nhờ đó người ta không có cảm giác đau. Đồng thời do sự lạnh đông cục bộ khiến cho các huyết quản chỗ bị thương bị co lại, làm chỗ bị thương ngừng chảy máu. Vì lạnh đông cục bộ, nên ở chỗ bị thương không ảnh hưởng đến cơ năng cảm giác trong toàn thân. Nếu chỗ bị thương không bị tổn thương đến xương thì qua việc xử lý bằng cloetan, cầu thủ bị thương có thể tiếp tục thi đấu.

Có điều cần nêu lên rằng, dùng cloetan chỉ có thể tạm thời làm cho vận động viên không có cảm giác đau mà không có tác dụng chữa trị. Sau khi trận đấu kết thúc cần phải tiếp tục chữa trị, nghỉ ngơi mới có thể trị lành vết thương, khôi phục được sức lực.

Vì sao bình minh và hoàng hôn, Mặt trời trông to hơn?

Mặt trăng quay quanh quỹ đạo của Trái đất, Trái đất quay quanh Mặt trời. Khoảng cách giữa Trái đất và hai thiên thể này từ sáng đến tối hẩu như không...

Vì sao núi lửa lại ảnh hưởng đến thời tiết?

Tháng 6 - 7 năm 1783, vùng Băng Đảo gần Bắc Cực đã phát sinh hai lần núi lửa. Cảnh tượng lúc đó được ghi lại như sau: Lúc núi lửa bùng nổ, bụi bay...

Vì sao lá cây có đốm?

Nếu bạn quan sát kĩ những cây xung quanh sẽ phát hiện thấy hiện tượng kì lạ: đó là lá của một số loài cây có đốm màu vàng, màu nâu, thậm chí là màu...

Sự kiện bệnh đau nhức xảy ra như thế nào?

Trên thế giới có nhiều bệnh kì lạ đưa lại đau khổ cho con người. Năm 1955 – 1972, ở lưu vực sông Thần Thông, huyện Phú Sơn, Nhật Bản đã xuất hiện một...

Tại sao nói sóc là chuyên gia bảo vệ môi trường tự nhiên?

Rất ít người cho rằng, sự cống hiến của sóc đối với rừng có thể sánh được với chim gõ kiến. Trong ấn tượng của con người, sóc ăn hết quả của các cây như cây tùng, cây hồ đào...

Mùi hôi của động vật có tác dụng gì?

Trong lịch sử tiến hoá mấy tỉ năm của sinh vật, giới động vật không chỉ phát triển thành hàng vạn những loại khác nhau, mà còn hình thành nên các kết cấu tổ chức khác nhau, khả năng khác nhau.

Vì sao phải phân loại để thu gom rác thải thành phố?

Cùng với sự phát triển của công nghiệp và mức sống ngày càng nâng cao, lượng rác thải cũng ngày càng tăng. Nên xử lí rác thải như thế nào đã trở thành...

Vì sao vệ tinh khí tượng địa tĩnh có thể dự báo thời tiết?

Vệ tinh khí tượng địa tĩnh chuyển động quanh Trái đất với cùng một chu kỳ Trái đất tự quay, tức là chuyển động đồng bộ với Trái đất. Cho nên, khi ở...

Tổ yến trên bữa tiệc có phải được lấy từ tổ của chim én không?

Tổ yến không chỉ là một món ăn nổi tiếng trong các bữa tiệc, mà còn là một vị thuốc quý trong Đông y. Giá trị dinh dưỡng của nó rất cao, chứa nhiều loại axit amin, đường, muối vô cơ...