Ngoáy tai tốt hay không tốt?

Rất nhiều bạn nhỏ có thói quen ngoáy tai, thậm chí có lúc còn dùng cả que cứng cho vào lỗ tai ngoáy. Thực ra, ráy tai không có hại đối với sức khỏe con người, thậm chí còn có tác dụng bảo vệ tai là đằng khác.

Dưới mặt da của cơ thể có nhiều tuyến mỡ, thường tiết ra chất dầu. Tương tự, trong ống tai cũng có

tuyến mỡ tiết ra chất dầu. Nó có thể dính kết các chất bẩn hoặc các vảy nhỏ trong tai, kết thành ráy tai.

Những chất bẩn trên các bộ phận khác của cơ thể được tẩy sạch thông qua tắm rửa. Nhưng lỗ tai sâu, không dễ làm sạch, thời gian càng dài, chất bẩn tích lũy càng nhiều. Trong trường hợp bình thường, ráy tai tích lũy nhiều sẽ tự rơi ra. Khi ta ăn hoặc nói, lỗ tai bị động đậy, dần dần làm cho ráy tai bong ra.

Một lượng ráy nhất định nằm trong tai, nhiều lúc lại có ích. Ví dụ, khi ngẫu nhiên có con sâu nhỏ chui vào lỗ tai, nếu nó cứ thế đi thẳng vào thì sẽ gặp tai giữa, có thể gây tổn thương cho màng nhĩ. Nhưng nếu trong tai có ráy, tai họa bất ngờ này sẽ được ngăn chặn. Do ráy tai có vị đắng đặc biệt nên con sâu sẽ phải bò ra.

Tác hại lớn nhất của việc ngoáy tai là dễ gây tổn thương cho ống tai. Da trong ống tai rất mềm và non; nếu không cẩn thận, ống tai sẽ bị nhiễm vi khuẩn, viêm có mủ. Đương nhiên, nếu làm rách màng nhĩ thì vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Vì vậy, ngoáy tai không phải là một thói quen tốt. Khi ráy tai tích lại rất nhiều, gây ngứa ngáy khó chịu, cần phải ngoáy tai, nhưng tốt nhất là dùng đầu que tăm cuốn bông sạch, tuyệt đối không dùng những que cứng hoặc nhọn để ngoáy tai.

Vì sao tàu thuỷ bao giờ cũng cập bến ngược dòng?

Nếu bạn đi tàu thuỷ thì sẽ phát hiện một hiện tượng rất lí thú: mỗi khi tàu thuỷ muốn cập bến, bao giờ cũng đưa mũi tàu đón lấy dòng nước, từ từ nghiêng về phía bến tàu rồi mới yên ổn cập bến...

Tại sao thực vật lại có nhiều mùi vị khác nhau như vậy?

Hàng ngày, chúng ta ăn các loại thực vật, chúng có mùi vị khác nhau. Đó là vì trong mỗi tế bào của chúng có các chất hóa học khác nhau.

Vì sao "thực phẩm đen" đi khắp trong và ngoài nước?

"Thực phẩm đen" là chỉ những thực phẩm có màu đen tự nhiên. Ví dụ như gạo cẩm, đậu đen, vừng đen, mộc nhĩ đen, nấm hương, v.

Côn Minh - Thành phố mùa xuân vì sao lại có tuyết rơi?

Thành phố Côn Minh là một thắng cảnh nổi tiếng của Trung Quốc, ở đây mùa đông không giá rét, mùa hè không nóng bức, khí hậu rất ôn hòa. Ví dụ như vào...

Có đúng là nhiều người sinh ra với ba con mắt?

Theo cách hiểu thông thường thì điều này sai. Tuy nhiên, theo cách hiểu rộng rãi và khoa học thì thô ng thường mỗi người có một "con mắt thứ ba" nằm ở...

Các nhà khoa học tính toán số lượng động vật hoang dã bằng cách nào?

Tính toán con số động vật hoang dã có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc sử dụng, bảo vệ và cứu giúp động vật hoang dã. Do động vật lớn nhỏ không thống nhất, vì vậy phương pháp tính toán cũng không giống nhau.

Tại sao lại đem giống cây trồng lên Vũ Trụ?

Từ sau khi chiếc vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới du hành vào Vũ Trụ cùng với sự ra đời một môn khoa học mới - khoa học sinh sống giữa Vũ Trụ.

Thuốc nổ được phát minh như thế nào?

Thuốc nổ đen là loại thuốc nổ mà con người sử dụng sớm nhất, nó được người Trung Quốc phát minh từ hơn 1000 năm trước. Tên của thuốc nổ đen có từ đâu?...

Vì sao không dùng nước thải để tưới ruộng?

Dùng nước thải để tưới ruộng đã có một lịch sử lâu đời. Thời kỳ trước Công nguyên, Trung Quốc cổ đại đã từng dùng nước thải để tưới ruộng.