Vì sao lại nói dùng than đá làm nhiên liệu là quá lãng phí?

Từ rất lâu đời, loài người đã biết dùng than đá làm nhiên liệu. Từ khi máy hơi nước ra đời, một lượng lớn than đá được dùng làm nhiên liệu để chạy máy phát điện, đốt để chạy tàu hoả, trong công nghiệp đốt nóng và nhiều lĩnh vực của cuộc sống.

Đúng là khi đốt cháy than đá sẽ cho ngọn lửa rất nóng, nhưng dùng than đá làm nhiên liệu là sự lãng phí lớn. Vì sao vậy?

Chúng ta biết rằng toàn bộ các chất chứa trong than đá đều rất quý. Tuy thành phần chủ yếu của than đá là cacbon, nhưng trong than đá còn có lượng lớn các nguyên tố: Hyđro, oxy, nitơ, lưu huỳnh, mà phần lớn các nguyên tố này lại ở trạng thái hợp chất. Khi ta dùng than đá làm nhiên liệu thì các nguyên tố này đều bị mất sạch.

Khi chưng khô than đá ta có thể nhận được than cốc, dầu chưng than đá, khí than và các chất khác.

Khi đốt cháy than cốc có thể cho nhiệt lượng cao, thường được sử dụng trong luyện kim.

Dầu chưng than đá vừa đen, vừa hôi lại vừa trơn, nhớp nháp. Nhưng xin chớ coi thường nó. Khi đem dầu chưng than đá chưng cất ta có thể nhận được dầu nhẹ, dầu trung và dầu nặng. Khi xử lý dầu nhẹ và dầu trung ta có phenol, toluen, benzen, naphtalen. Bốn loại hợp chất vừa kể trên là những nguyên liệu rất quan trọng cho công nghệ hoá học. Từ benzen và naphtalen có thể chế tạo thuốc nhuộm. Từ phenol ta có thể chế tạo các dược phẩm, thuốc sát trùng và làm nguyên liệu sản xuất chất dẻo. Khi xử lý dầu nặng bằng hyđro ta có thể nhận được xăng và nhiều loại dầu nguyên liệu. Sản phẩm cuối cùng còn lại là bitum có thể dùng để chế tạo điện cực, làm vật liệu rải đường rất tốt.

Trong khí than còn có amoniac, benzen. Amoniac được dùng để sản xuất phân đạm. Công dụng của benzen ta đã nói ở trên kia. Sau khi làm sạch khí than, trừ việc dùng trực tiếp làm nhiên liệu, người ta còn điều chế được hyđro và metan.

Ngày nay, than đá là loại nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp hoá học. Khi dùng than làm nhiên liệu thì ngoài cacbon được sử dụng, các vật liệu quý giá khác đều bị loại bỏ. Đó chẳng phải là điều lãng phí lớn sao? Ngoài ra khi đốt cháy trực tiếp than đá sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường. Cho nên tích cực triển khai công việc ứng dụng than đá vào mục đích tổng hợp trong công nghiệp là phương sách hết sức quan trọng.

Vì sao loại bột dập lửa khô lại có hiệu quả tốt hơn bọt dập lửa?

Bột dập lửa khô có thành phần chính gồm: Natri hyđro cacbonat, bột thạch anh, bột tan, bột đá phấn… Đây là loại vật liệu dập tắt lửa tốt hơn loại bọt...

Làm thế nào để phát hiện được vết tay vô hình?

Vân tay chính là hình của da đầu ngón tay của mỗi người, do mồ hôi tiết qua kẽ da để lại. Với mỗi người có vết vân tay riêng, không ai giống ai, cho...

Khói pháo có tác hại gì?

Trước đây, hàng năm, cứ đến đêm giao thừa, nhà nhà lại đốt pháo để đón chào năm mới. Sau tràng tiếng nổ đinh tai, nhức óc, trên mặt đất còn lại đầy...

Tại sao cùng một loài cây ở nơi khô hạn thì bắt rễ sâu, còn ở nơi ẩm ướt thì bắt rễ nông?

Con người không uống nước sẽ cảm thấy khó chịu, cây cũng như vậy, trong quá trình sinh trưởng cần rất nhiều nước. Có người tính một cây ngô trong thời...

Tại sao động vật lưỡng cư không sống ở biển?

Ếch, cóc và cả mỹ nhân ngư trong truyền thuyết có tiếng kêu như tiếng trẻ con khóc đều là những thành viên của nhóm động vật lưỡng cư.

Vì sao khi ngáp, nước mắt lại trào ra?

Khi ngáp, hai mí mắt khép lại, miệng mở to, người hơi ngả về phía sau, thở sâu và mạnh, kèm theo động tác uốn vai. Lúc đó, bạn sẽ phát hiện thấy người...

Vì sao trong thời kỳ thi phải đặc biệt chú ý mặt ăn uống?

Trước kỳ thi, rất nhiều học sinh tỏ ra căng thẳng, ăn không ngon, ngủ không yên, sức khỏe và trí não giảm sút nhiều; có em thậm chí còn giảm cân,...

Con người sống ở dưới nước thế nào?

Từ rất lâu, đáy biển thần bí luôn luôn hấp dẫn con người. Người ta tưởng tượng, có thể tự do bơi lội và sinh sống ở dưới đáy biển như loài cá, xây...

Làm thế nào để phát hiện ra lỗ đen?

Lực hấp dẫn của lỗ đen cực mạnh, mạnh đến mức không một vật thể nào, kể cả ánh sáng, có thể thoát ra ngoài được. Vậy thì làm thế nào giới thiên văn...