Vì sao càng lên cao, không khí càng loãng?

Chắc các bạn đã từng xem bộ phim vận động viên leo núi Trung Quốc leo lên ngọn Everest (Chômô-lungma). Vận động viên mặc quần áo rất dày, đội mũ chống tuyết và đeo kính bảo hộ, đeo bình oxi, leo từng bước chậm chạp gian khổ. Vất vả biết bao nhiêu! Vì sao lại thế? Nguyên do là càng lên cao, không khí càng loãng, thiếu oxi, cho nên đừng nói đến leo núi mà chỉ ngồi ở đó không thôi cũng đã phải thở rất khó nhọc.

Vì sao càng lên cao không khí càng loãng?

Mọi người đều biết không khí là thứ nhìn không thấy, sờ không được, nhưng nó là vật chất, gồm nhiều loại phân tử khí cấu tạo nên. Nó cũng chịu sức hút của Trái Đất vì không khí là chất khí có thể nén được, cho nên tầng không khí bên trên ép lên tầng dưới, mật độ tầng không khí dưới bị áp suất càng lớn, do đó cách mặt đất càng cao thì sức ép của không khí phần trên càng nhỏ. Vì vậy mật độ không khí càng đi lên càng nhỏ. Mật độ không khí lớn hay nhỏ là một cách nói khác về nồng độ đặc hay loãng của không khí. Cách mặt đất càng cao không khí càng loãng.

Theo kết quả nghiên cứu, nếu mỗi cm3 không khí sát trên mặt đất chứa khoảng 25,5 triệu tỉ phân tử thì ở độ cao 5 km, mỗi cm3 không khí chỉ chứa khoảng 15,3 triệu tỉ phân tử, ở độ cao 50 km mỗi cm3 không khí chỉ chiếm khoảng 24000 tỉ phân tử, ở độ cao 100 km, mỗi cm3 không khí chỉ có khoảng 18000 tỉ phân tử, ở độ cao 1000 km, mỗi cm3 không khí chỉ chiếm khoảng 10 vạn phân tử, tức là mật độ chỉ bằng 1/26 vạn tỉ so với mặt đất. Đỉnh Everest ta vừa nói đến ở trên có độ cao 8000 km, mật độ không khí trên đó chỉ bằng 38% mật độ không khí trên mặt đất. Khí oxi trong không khí trên đó đã giảm đi rất nhiều. Vì vậy chỉ có những vận động viên leo núi có sức khỏe rất tốt, ý chí ngoan cường mới có thể leo lên được.

Vì sao khí thải ô tô gây ô nhiễm không khí?

Ngày nay 99% ô tô trên thế giới đều sử dụng động cơ xăng. Ô tô thông qua đốt xăng hoặc dầu diezel mà được đẩy lên phía trước.

Trên Trái Đất hạt giống gì nhỏ nhất và hạt gì lớn nhất?

Hạt giống của thực vật gì nhỏ nhất? Mọi người thông thường nói là hạt vừng, vì người ta thường ví nhỏ như hạt vừng. Thực ra còn nhiều hạt nhỏ hơn hạt...

Vì sao cơ bắp của vận động viên mạnh hơn cơ bắp người bình thường?

Vận động viên cử tạ xuất sắc có thể nâng được một trọng lượng lớn gấp đôi trọng lượng cơ thể; vận động viên đẩy tạ có thể đẩy quả tạ rất nặng xa mấy...

Vì sao lại có “hàng rào xanh”?

Mọi người đều đã nghe nói về hàng rào mậu dịch. Hàng rào mậu dịch là chỉ trong quan hệ mậu dịch quốc tế, những nước nhập khẩu vì lợi ích của nước mình...

Vì sao không thể chế tạo động cơ vĩnh cửu?

Chúng ta đều biết, bất kì một động cơ nào khi chuyển động đều phải tiêu hao năng lượng, và phải chống lại lực ma sát...

Động vật được phân loại như thế nào?

Chủng loại động vật của giới tự nhiên rất nhiều, theo thống kê, ước tính sinh vật hiện nay có khoảng 1.500.000 loài thì động vật đã chiếm hơn 1.000.000 loài. Để nhận biết, nghiên cứu và sử dụng động vật thì phải phân loại chúng.

Vì sao người ta chia ra hai loại số hữu tỉ và số vô tỉ?

Câu hỏi này liên quan đến một câu chuyện cổ lí thú.

Tại sao tia bức xạ có thể gây giống?

Lâu nay, người ta thường chọn các biện pháp như tạp giao, chọn giống một cách hệ thống để gây giống cây trồng nông nghiệp. Mấy chục năm trở lại đây,...

Vì sao giấy để lâu lại bị vàng?

Bạn đã hiểu rõ mọi điều về giấy chưa?