Vì sao khi máy bay cất cánh hoặc hạ cánh, thính lực của hành khách biến đổi?

Những người từng đi máy bay thường có cảm giác sau: khi máy bay cất cánh và hạ cánh, lỗ tai như có vật gì nút chặt, những âm thanh chung quanh trở nên yếu hơn, nghe không rõ, đồng thời lỗ tai cảm thấy tức bí, có lúc còn đau. Nhưng sau khi máy bay hạ cánh, cảm giác không thoải mái này rất nhanh mất đi, thính lực trở lại bình thường. Vì sao lại có hiện tượng kỳ lạ đó?

Trước hết chúng ta hãy xét đến cấu tạo của tai. Trong lỗ tai có đường ống và vành tai (những tổ chức của tai ngoài, có chức năng tập trung âm thanh lại, truyền đến màng tai). Màng tai là khởi điểm của tai giữa (gồm buồng nhĩ, búa, các cơ của tai giữa và ống nhĩ). Những âm thanh tai ngoài tập trung làm chấn động màng nhĩ, thông qua xương búa truyền đến tai trong. Trong tai trong có một kết cấu giống như ống tù và sừng trâu, chứa rất nhiều tế bào cảm thụ âm thanh, có thể chuyển những chấn động của âm thanh truyền đến thành các tín hiệu mà thần kinh thính giác hiểu được. Những tín hiệu này được trung khu thính giác của vỏ não tiếp nhận, làm cho ta nghe được âm thanh.

Trong hệ thống thính giác của người, màng nhĩ là một kết cấu quan trọng, nó có một màng rung giống như màng rung trong máy điện thoại. Phía trong của màng nhĩ là buồng nhĩ. Trong điều kiện bình thường, áp lực phía ngoài buồng nhĩ tăng giảm theo áp suất không khí bên ngoài. Khi lên cao, áp lực không khí lên tai tăng; nhưng áp lực trong buồng nhĩ không kịp điều chỉnh, dẫn đến sự chênh áp giữa hai bên màng nhĩ. Vì áp lực ở bên ngoài lớn hơn áp lực trong buồng nhĩ, màng nhĩ bị ép lõm vào, khiến chúng ta có cảm giác như lỗ tai bị bịt lại và nghe không rõ.

Vì vậy, khi máy bay cất cánh hoặc hạ cánh, nhân viên hàng không thường nhắc ta phải nhai kẹo hoặc há miệng ra để cho áp lực ở trong buồng nhĩ cân bằng với áp lực ở phía ngoài màng nhĩ.

Xa lộ thông tin là gì?

Năm 1992, khi Tổng thống Mĩ Clintơn và Phó Tổng thống Ango tranh cử đã đề xuất việc xây dựng "cấu trúc cơ sở thông tin quốc gia", và coi đó là một...

Bạn đã biết ăcquy nhiên liệu chưa?

Ăc quy nhiên liệu là loại ăcquy liên tục được cung cấp nhiên liệu. Nó là một thiết bị chuyển đổi năng lượng dạng mới, có thể trực tiếp chuyển hóa năng...

Vì sao canh thịt không cho muối thì không ngọt?

Nấu ăn phải cho muối là lẽ đương nhiên. Đó không chỉ là nhu cầu của sinh lý cơ thể mà còn là nhu cầu của khẩu vị.

Nhà cung cấp dịch vụ Internet cung cấp những gì?

Internet là một mạng phủ khắp mọi miền trên thế giới và do rất nhiều mạng hợp thành. Một mạng, thậm chí một máy tính chỉ cần bằng một phương thức nào...

Động vật khác với thực vật ở điểm nào?

Động vật và thực vật đều thuộc về sinh vật nhưng chúng lại là hai loại sinh vật lớn khác nhau hoàn toàn, hầu như mọi người đều có thể phân biệt được chúng.

Tại sao lá dừa thường mọc tập trung ở trên đỉnh ngọn cây?

Cây dừa là tượng trưng của thực vật nhiệt đới, chúng sinh trưởng ở vùng ven biển, cao to thẳng đứng, trên ngọn mọc thành bụi những lá kép dạng lớn,...

Bọ ngựa cái có thể ăn bọ ngựa đực không?

Bọ ngựa là tiểu bá vương trong vương quốc côn trùng. Thân hình của nó thon dài, bề ngoài đẹp, nhưng tính cách lại rất hung ác...

Tại sao đèn pha chống sương mù của ô tô lại có ánh sáng màu vàng?

Sương dày đặc là một trở ngại lớn cho việc giao thông bằng xe cộ. Khi ô tô gặp sương mù thường phải bật đèn pha chống sương mù ở trước xe, đèn sẽ phát...

Các nhà khoa học tính toán số lượng động vật hoang dã bằng cách nào?

Tính toán con số động vật hoang dã có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc sử dụng, bảo vệ và cứu giúp động vật hoang dã. Do động vật lớn nhỏ không thống nhất, vì vậy phương pháp tính toán cũng không giống nhau.