Vì sao đo độ cao của núi phải lấy mặt biển làm chuẩn?

Đỉnh núi Chômôlungma (Everet) cao 8.844,13 m. Như thế không phải là nói từ chân núi đến đỉnh núi cao 8.844,13 m, mà đó là chiều cao tính từ mặt biển. Vậy tại vì sao phải lấy chuẩn đo chiều cao là mặt biển?

Như ta đã biết, muốn so sánh một vật gì đều phải có chuẩn. Nếu ta lấy một điểm bất kỳ trên mặt đất làm chuẩn thì độ cao của núi các vùng sẽ đo theo điểm chuẩn đó. Nhưng khi các điểm chuẩn chưa được nối liền với nhau thì sẽ rất khó thực hiện, hơn nữa độ cao của điểm chuẩn cũng có thể vì mưa gió hoặc vỏ Trái Đất biến động mà thay đổi đi. Vì vậy người ta nghĩ đến chọn điểm đo khởi điểm. Tuy mặt nước biển cũng có biến đổi, nhưng thông thường sự biến đổi hằng năm là không đáng kể, hơn nữa toàn quốc, thậm chí toàn thế giới độ cao mặt biển chênh lệch thay đổi không đáng kể, biển lại còn bao vây các lục địa và bán đảo, cho nên dùng mặt biển làm "điểm 0" để đo độ cao là phương pháp thuận tiện nhất. Trung Quốc lấy mặt biển bình quân của Hoàng Hải ở Thanh Đảo làm “điểm 0" để tính khởi điểm độ cao và trên bờ dùng các ký hiệu để cố định lại. Căn cứ các kết quả đo lấy "điểm 0" làm chuẩn thì có thể vẽ ra được bản đồ địa hình của từng nước, từng châu lục và toàn thế giới một cách chính xác.

Ngoài việc đo núi cao lấy mặt biển làm chuẩn ra, khi đo độ cao các điểm trên lục địa và độ sâu của đáy biển cũng dùng mặt biển làm chuẩn. Thường ngày ta hay nói chỗ này cao hơn mặt biển bao nhiêu mét, tức là chỉ độ cao tuyệt đối của điểm đó đối với mặt biển. Biển sâu bao nhiêu mét tức là chỉ đáy biển chỗ đó cách mặt biển bao nhiêu.

Tại sao sinh vật có thể bị tuyệt chủng?

Chim Đô Đô và chim bồ câu Bắc Mĩ là những sinh vật đã từng tồn tại trên Trái Đất với số lượng lớn và sớm đã trở thành di vật của lịch sử. Những loại động vật quý hiếm khác như hổ Đông Bắc, voi Châu Phi, hắc tinh tinh...

Làm thế nào để sắp xếp khéo léo 250 quả táo vào tám chiếc giỏ?

Vấn đề như sau: giả thiết dung tích của các chiếc giỏ đủ lớn để có thể xếp số lượng bất kì các quả táo vào giỏ, làm thế nào xếp 250 quả táo vào tám...

Di tinh có hại cho sức khỏe không?

Nam giới đến tuổi dậy thì thường chiêm bao di tinh, tức là tinh dịch tiết ra. Đó là vì đến tuổi dậy thì, ngọc hoàn không ngừng sản xuất tinh trùng,...

Vì sao ta có cảm giác nóng và lạnh?

Ngày đông tháng chạp, gió bắc lùa từng cơn khiến cho ta có cảm giác lạnh buốt. Ngày hè oi bức, cho dù chỉ mặc áo lót mong manh, ta vẫn cảm thấy nóng.

Vì sao Hi Lạp cổ đại lại đạt được thành tựu toán học hết sức rực rỡ?

Nói đến toán học cổ đại là phải nhắc đến Hi Lạp cổ đại. Bộ sách Kỉ hà nguyên bản (Anh: “Euclid's Elements) đã được ra đời ở Hi Lạp cổ đại.

Thế nào là ngư trường chăn nuôi biển?

Cá biển là một trong những nguồn anbumin động vật chủ yếu của con người, cũng là nguyên liệu chủ yếu của công nghiệp dược hiện đại. Loài cá khác nhau...

Vì sao hoa nở về đêm đều nhạt màu?

Hoa thường nở vào ban ngày, với sắc màu đậm, quyến rũ như hồng, cúc, hướng dương..

Tại sao lá dừa thường mọc tập trung ở trên đỉnh ngọn cây?

Cây dừa là tượng trưng của thực vật nhiệt đới, chúng sinh trưởng ở vùng ven biển, cao to thẳng đứng, trên ngọn mọc thành bụi những lá kép dạng lớn,...

Bộ não con người và máy tính có thể kết nối với nhau không?

Máy tính, còn được coi là bộ não điện tử, là sự kéo dài của bộ não con người. Nếu có thể kết nối bộ não điện tử với bộ óc con người, cấy một vi mạch...