Vì sao chỗ nóng nhất không phải là xích đạo?

Trên Trái Đất chỗ nào nóng nhất? Rất nhiều người cho rằng, xích đạo là nơi nóng nhất, vì khu vực xích đạo Mặt Trời chiếu sáng quanh năm. Thực ra chỗ nóng nhất không phải là xích đạo. Nếu bạn không tin, hãy tra cứu các ghi chép về khí tượng thế giới sẽ rõ. Ở châu Á, châu Phi, châu Úc và Nam Bắc châu Mỹ bạn có thể phát hiện rất nhiều sa mạc rất xa xích đạo, nhiệt độ ban ngày ở đó nóng hơn xích đạo rất nhiều. Theo ghi chép, nhiệt độ cao nhất ở vùng xích đạo rất ít khi vượt quá 35°C, còn ở sa mạc Xahara châu Phi, nhiệt độ cao nhất ban ngày đến 55°C, nói chung trên 40°C. Ở sa mạc Ả Rập, nhiệt độ cao nhất ban ngày đạt 45 - 50°C. Sa mạc Gôbi của Trung Quốc nhiệt độ cao nhất ban ngày đạt khoảng 45°C.

Vùng xích đạo nhận ánh nắng Mặt Trời nhiều nhất, vậy vì sao lại không phải là nơi nóng nhất?

Mở bản đồ thế giới ra xem ta sẽ thấy rõ: vành đai xích đạo đại bộ phận là biển. Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương đều nằm trong vùng xích đạo.

Biển xích đạo rộng lớn, nó có đặc điểm khác với lục địa là có thể truyền nhiệt xuống dưới sâu. Đồng thời nước biển bốc hơi đòi hỏi phải tiêu phí nhiều nhiệt, cộng thêm nhiệt dung nước biển lớn nên nhiệt độ nước tăng cao chậm hơn trên mặt đất. Do đó nhiệt độ biển ban ngày ở vùng xích đạo tăng lên chậm, còn trên sa mạc tình hình lại hoàn toàn khác hẳn. Ở đó cây cối thưa thớt, không có nước, nhiệt dung của đất, cát nhỏ nên nhiệt độ tăng nhanh. Bản thân đất, cát truyền nhiệt kém, nhiệt lượng rất khó truyền xuống phía dưới. Khi cát bề mặt đã rất nóng thì lớp cát phía dưới vẫn còn mát, cộng thêm sa mạc không có nước bốc hơi để tiêu hao nhiệt lượng, cho nên khi Mặt Trời đứng bóng, nhiệt độ trên sa mạc tăng lên rất nhanh, mặt cát bị thiêu đốt nóng bỏng. Ngoài ra mây và mưa trên xích đạo đều nhiều hơn trên sa mạc rất nhiều. Hằng ngày buổi chiều đều có mưa. Như vậy, nhiệt độ buổi chiều sẽ không tăng cao nữa, còn trên sa mạc nắng suốt ngày, rất ít mưa. Do đó nhiệt độ buổi chiều còn tiếp tục tăng cao. Cho nên chỗ nóng nhất ban ngày không phải ở xích đạo mà trên sa mạc.

Độc tố bệnh AIDS hủy hoại hệ thống miễn dịch của cơ thể như thế nào?

Hung thủ gây nên bệnh AIDS là virus Human immunodeíiciency virus, gọi tắt là HIV. Độc tố bệnh này vô cùng nhỏ, đầu mũi kim có thể chứa được mười sáu...

Chuột có thể chui vào trong mũi của voi hay không?

Điều kì lạ là hiện nay có rất nhiều người cho rằng, sư tử và hổ tuy không đánh được voi, nhưng con chuột bé nhỏ lại có thể thuần phục được khắc tinh của mình là con voi to lớn này.

Tại sao lươn cái lại biến thành lươn đực?

Khi mổ lươn, ta thường phát hiện những con lươn to và ráp đều không có trứng mà những con nhỏ, mịn lại có trứng, vậy nguyên nhân do đâu?

Tại sao sao Kim quay ngược chiều?

Sao Kim, còn được gọi là sao Hôm, hay sao Mai là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt trời quay từ Đông sang Tây, trong khi tất cả các hành tinh khác đều...

Sao siêu mới bùng nổ có ảnh hưởng đến Trái Đất không?

Ngày 24 tháng 2 năm 1987, một số nhà khoa học ở Đại học Toronto, Canađa lần đầu tiên phát hiện trong tinh vân Magellan lớn ở tận cùng bầu trời phía...

Vì sao khi chạy, tim đập nhanh hơn?

Tim giống như một cái bơm tự động, ngày đêm không ngừng co bóp, đưa máu chứa ôxy và chất bổ đến khắp cơ thể. Khi ngủ hoặc nghỉ ngơi, lượng máu từ tim...

Tại sao sau khi gà mái đẻ trứng lại hay cục tác?

Đa số gà mái sau khi đẻ trứng thường kêu "cục tác". Tiếng kêu đẻ trứng của gà mái là một biểu hiện của sự hưng phấn.

Cực quang là hiện tượng như thế nào?

Vào những đêm trời quang mây tạnh, trên vùng trời ở hai cực Trái đất thường liên tiếp xuất hiện những dải ánh sáng màu hồng, lam, vàng, tím..

Vì sao coi không gian vũ trụ là môi trường thứ tư của con người?

Lục địa, hải dương, tầng khí quyển là ba môi trường tồn tại của con người và tất cả mọi sinh vật trên Trái Đất. Những chỗ này hầu như chỗ nào cũng tồn...