Con người lần đầu đổ bộ xuống Mặt trăng như thế nào?

Thứ ba ngày 16 tháng 7 năm 1969, một hôm nắng đẹp không có mây. 9 h 30 giờ miền Đông nước Mỹ, tên lửa vận tải khổng lồ "Thổ tinh 5" sau tiếng nổ rền vang đã mang con tàu vũ trụ "Apollo 11" từ từ bay vào không trung. Hơn 1,5 triệu người vô cùng xúc động theo dõi tên lửa phóng lên từ Trung tâm vũ trụ Kennơđi. Riêng phóng viên cũng đã đến 3.500 người. Cùng với con tàu bay lên không trung, mũ, gậy, kính, bút, v.v. đều được tung lên trời, người ta phát cuồng nhảy lên hô to "Lên đi! lên nữa đi! ở Washinhtơn bên cạnh máy vô tuyến tổng thống Nixson đã phấn khởi tuyên bố bốn ngày sau toàn quốc sẽ tổ chức lễ chúc mừng thám hiểm Mặt Trăng. Hôm đó toàn quốc nghỉ một ngày.

Chiều ngày 19 tháng 7 tức là sau ba ngày, con tàu đã bay trên bầu trời Mặt Trăng. Lái trưởng Michale Collins điều chỉnh quỹ đạo cuối cùng của con tàu không có một sai sót nào, khiến cho con tàu bay vào quỹ đạo cách Mặt Trăng 15 km. Ngày 20 tháng 7 hai nhà du hành vũ trụ khác là Neil Armstrong và Buzz Aldrin bước sang khoang đổ bộ Mặt Trăng có tên là "Chim ưng". Xuất phát từ khoang đổ bộ này, nhờ tên lửa giảm tốc, "Chim ưng" đã bay theo quỹ đạo parabon từ từ hạ xuống đổ bộ nhẹ nhàng lên bình nguyên "Biển chết" của Mặt Trăng. Qua hơn 6 h 30 chuẩn bị, các nhà du hành mặc quần áo vũ trụ, Neil Armstrong mở cửa khoang đổ bộ, bước ra cửa, tiến đến bậc cao 5 m và ngừng lại mấy phút như để trấn tĩnh trong lòng đang vô cùng xúc động. Sau đó ông từ từ đi theo bậc thang từ khoang tàu đổ bộ xuống Mặt Trăng. Để cơ thể thích nghi với môi trường trọng lượng trên Mặt Trăng chỉ bằng 1/6 trên Trái Đất, mỗi lần vịn thang xuống một bậc ông lại ngừng lại. Chỉ có chín bậc thang mà phải đi hết ba phút.

Thông qua vô tuyến truyền hình hàng tỉ người trên mặt đất đã nhìn thấy Neil Armstrong cẩn thận đặt chân trái xuống Mặt Trăng, sau đó lấy hết dũng cảm đưa chân phải xuống Mặt Trăng.

Con người lần đầu đã để lại dấu chân trên một tinh cầu khác. Lúc đó đồng hồ đeo tay ở cổ tay Neil Armstrong chỉ 10 h 56 phút tối. Khi ông cất chân bước thứ nhất thông qua vô tuyến truyền hình đã nói với toàn nhân loại trên Trái Đất rằng: "Đối với một người mà nói, đây chỉ là một bước nhỏ; nhưng đối với nhân loại mà nói đây là một bước tiến khổng lồ".

Một câu nói giản dị và xúc động lòng người biết bao!

19 phút sau Aldrin cũng đã bước xuống Mặt Trăng. Trước hết hai người cắm quốc kỳ Mỹ lên Mặt Trăng, sau đó dựng một cái bia kỷ niệm bằng kim loại, trên đó viết "Tháng 7 năm 1969 Công Nguyên, con Người trên hành tinh Trái Đất lần đầu tiên đổ bộ xuống Mặt Trăng. Chúng tôi đại diện cho toàn nhân loại. Chúng tôi đến đây vì hoà bình! "Họ dừng lại trên Mặt Trăng 2 h 21 phút hoàn thành một số thí nghiệm hoá học, dùng hộp nhôm đựng chất khí hiếm từ Mặt Trời bắn ra; đặt một máy đo chấn động trên Mặt Trăng; đặt một miếng gương phản xạ ánh sáng có diện tích 0,186 m2 dùng để đo chính xác cự ly từ Mặt Trời đến Trái Đất (hiện nay đã biết được mỗi năm Mặt Trăng đang rời xa Trái Đất 4 cm). Họ đã lấy được 23 kg mẫu đất đá của Mặt Trăng.

Ngày 21 tháng 7 Neil Armstrong và Aldrin sau khi hoàn thành nhiệm vụ khảo sát đã tiến vào khoang tàu rời khỏi Mặt Trăng và bay lên quỹ đạo cùng hợp với Collins rồi trở về Trái Đất an toàn.

Nhân loại lần đầu tiên ghi vào trang sử của mình sự kiện đổ bộ lên Mặt Trăng.

Chồn sóc là loài thú có lợi hay có hại?

Chồn sóc tên gọi là chồn chó, là một loài thú nhỏ ăn thịt. Ban ngày chúng sống ở mồ mả, hốc tường, đống củi..., buổi tối ra ngoài hoạt động kiếm mồi.

Tại sao trên máy bay không được sử dụng điện thoại di động?

Ngày 11 tháng 7 năm 1996, chuyến bay CZ3504 của Hãng hàng không Phương Nam, Trung Quốc từ Thượng Hải bay tới Quảng Châu. Khi máy bay gần tới Quảng...

Tại sao lại nghe thấy tiếng sóng biển trong lòng vỏ ốc?

Không ít người trong số chúng ta đã từng có dịp đi nhặt vỏ ốc trên bãi biển. Những chiếc vỏ ốc là quà tặng hấp dẫn của biển dành cho con người.

Vì sao người ta gọi polytetrafloetylen là "vua chất dẻo"?

Polytetrafloetylen là "kẻ sinh sau" trong thế giới các chất dẻo. Hợp chất này được chính thức sản xuất chỉ mới khoảng 30 năm trước đây.

Các nhà khoa học tính toán số lượng động vật hoang dã bằng cách nào?

Tính toán con số động vật hoang dã có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc sử dụng, bảo vệ và cứu giúp động vật hoang dã. Do động vật lớn nhỏ không thống nhất, vì vậy phương pháp tính toán cũng không giống nhau.

Vì sao máu nhân tạo có thể thay thế máu tự nhiên?

Mọi người đều biết cuộc sống con người không thể tách rời với máu. Khi bị thương hoặc khi qua phẫu thuật thường bị mất nhiều máu, việc tiếp máu là một...

Vì sao mặt đất Thượng Hải lại bị lún xuống?

Nếu đi dạo trên bờ sông Tô Châu Thượng Hải bạn sẽ thấy nhiều cầu ở đây rất thấp, cách mặt nước chẳng là bao, cho dù thuyền nhỏ cũng khó mà chui qua...

Tàu đệm không khí chạy trên mặt nước như thế nào?

Vài năm trở lại đây, một loại tàu thuỷ “đánh bộ” có cánh bay trên mặt nước đã xuất hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới. Khi chạy, thân tàu hoàn toàn...

Tại sao rắn đuôi kêu khi bò có thể phát ra tiếng kêu?

Một số vùng ở Châu Mĩ khi nghe thấy âm thanh "cala - cala", người không có kinh nghiệm đấy là tiếng nước chảy từ khe suối, nhưng xung quanh lại chẳng có một con suối nào cả.