Tại sao phân bón quá đậm sẽ làm cháy mạ?

Tục ngữ có câu “lúa tốt vì phân”. Bón phân sẽ tăng sản lượng cây trồng, điều này ai ai cũng biết.

Nhưng, bón phân cũng là một môn học. Bón phân quá nhạt sẽ vô hiệu, chả có tí tác dụng nào với cây trồng; bón phân quá đậm sẽ “cháy mạ” một hạt cũng không thu được.

Tại sao phân đạm lại có thể “cháy mạ”?

Mùa đông hàng năm, khi muối dưa, sau khi cho dưa và muối vào vại, sau một thời gian, trong vại sẽ xuất hiện lượng nước nhiều. Chứng tỏ tế bào trong cơ thể thực vật đã bị thoát nước, phân tử nước thấm theo hướng dung dịch nồng độ đậm.

Thực vật trong quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng, nếu bón phân quá đậm sẽ xuất hiện hiện tượng kể trên. Biểu bì rễ của thực vật là một lớp màng mỏng mở. Trong điều kiện bình thường nồng độ dịch tế bào trong tế bào của lông rễ lớn hơn nồng độ dung dịch trong đất, căn cứ vào nguyên lí thẩm thấu, tế bào lông rễ có thể hấp thụ nước và chất dinh dưỡng từ trong đất ẩm. Hơn nữa nồng độ dinh dưỡng tế bào lông rễ càng lớn lượng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng càng nhiều. Khi tế bào lông rễ ở trạng thái hoạt động khẩn trương, tức tế bào hấp thụ đủ lượng nước, thành tế bào liền sinh ra sức ngăn cho nước không vào tế bào, tế bào dừng việc hút nước.

Nếu bón phân quá đậm, nồng độ của dung dịch trong đất lớn hơn nồng độ dịch tế bào trong lông rễ, lượng nước trong tế bào lông rễ sẽ chảy ra đất. Mà lúc này các cơ quan trên mặt đất của cây như thân, cành, lá dưới ánh nắng Mặt Trời chiếu vào, tác dụng bốc hơi vẫn tiến hành bình thường, kết quả nước vào không đủ xuất, mất sự cân bằng. Như vậy, nhẹ thì cành lá khô, rủ, nặng thì sẽ khô mà chết, xuất hiện cái gọi là “cháy mạ”.

Vì sao việc tập cho mắt có thể giúp đề phòng cận thị?

Một đôi mắt bình thường vì sao dần dần lại biến thành cận thị? Nguyên nhân chủ yếu là bệnh nhân không dùng mắt hợp quy tắc vệ sinh. Nếu trong một thời...

Tại sao lại dùng i là đơn vị ảo?

Ta biết rằng trong phạm vi các số thực thì căn bậc hai của một số âm không có nghĩa, bởi vì số +2 nâng lên bình phương là +4 và số -2 nâng lên bình...

Thời tiết có quan hệ gì với chiến tranh?

Trong "Tam quốc diễn nghĩa" Khổng Minh mượn gió đông hoả thiêu trận Xích Bích. Câu chuyện kể lại Khổng Minh sau Đông chí mượn luồng gió lạnh tràn...

Tại sao khi gõ vào đồ sứ có thể phán đoán được chất lượng?

Khi mua đồ sứ, người ta thường quen tay gõ vào thành bên ngoài của nó. Nếu đồ sứ phát ra tiếng giòn vang, người ta sẽ chọn mua, còn nếu phát ra âm thanh đục và rè, người ta sẽ đặt trả lại trên giá.

Vì sao không thể tùy tiện nhập nội các loài sinh vật?

Các loài sinh vật trong sinh quyển của Trái Đất đều nương tựa vào nhau, ràng buộc lẫn nhau. Đó là một quá trình được hình thành trong sự tiến hóa lâu...

Con rồng ở truyền thuyết là loài động vật nào?

Nhìn từ tranh ảnh các loài, rồng giống như một loài động vật bò sát.

Khí đốt từ đâu mà có?

Ngày nay trong nhiều gia đình người ta sử dụng bếp ga. Bếp ga dùng khá tiện lợi, khi cần đốt lửa bạn chỉ cần nhẹ nhàng bật máy đánh tia lửa điện tử...

Máy tính trên mạng được đặt tên như thế nào?

Trong thành phố chúng ta, mỗi một đơn vị, mỗi một nhà đều có một địa chỉ, chẳng hạn phòng bao nhiêu, nhà số mấy, đường nào. Địa chỉ như vậy là duy...

Vì sao tuổi càng cao càng sợ lạnh?

Cuối mùa thu, khi thanh niên còn mặc áo sơ mi thì người già đã phải mặc áo len. Đến mùa đông, người già càng sợ lạnh; tuổi càng cao càng sợ lạnh.