Kim loại đen có phải thực sự có màu đen không?

Kim loại là một gia đình lớn. Trong thiên nhiên có đến 86 nguyên tố kim loại. Thông thường người ta chia kim loại thành hai loại lớn: Kim loại đen và kim loại màu. Thuật ngữ kim loại đen làm nhiều người lầm tưởng rằng kim loại đen ắt phải có màu đen. Thực sự không phải như vậy.

Trong số 86 nguyên tố kim loại có 3 kim loại được gọi là kim loại đen gồm: sắt, mangan, crom… Ba kim loại này không hề có màu đen. Sắt tinh khiết có màu trắng bạc, mangan có màu trắng bạc, còn crom có màu trắng xám.

Tên gọi kim loại đen do sắt dễ bị oxy hoá biến thành oxit sắt từ Fe3O4 hoặc oxit sắt ba có màu nâu, trông như có màu đen. Người ta thường nói "công nghiệp luyện kim đen" chủ yếu nói về công nghiệp gang thép. Người ta thường thấy trong hợp kim, thép thường có hai kim loại mangan và crom nên người ta gộp chung mangan, crom là thuộc nhóm kim loại đen.

Trừ sắt, mangan, crom, các kim loại khác được gọi là kim loại màu.

Trong các kim loại màu lại có cách phân loại theo khối lượng riêng (tỉ trọng). Ví dụ theo khối lượng riêng, người ta xếp các kim loại có khối lượng riêng nhỏ hơn 5 là nhôm, magie, liti, natri, kali là "kim loại nhẹ", còn các kim loại đồng, kẽm, niken, thủy ngân, thiếc, chì…. có khối lượng riêng lớn hơn 5 nên được gọi là các kim loại nặng. Các kim loại như vàng, bạc, bạch kim, osmi, iriđi… thuộc loại "kim loại quý". Các kim loại rađi, urani, thori, poloni có tính phóng xạ nên được gọi là "kim loại phóng xạ". Các kim loại niobi, tantan, ziriconi, vàng, lutexi, rađi, crom, urani… vì có hàm lượng thấp trong vỏ Trái Đất nên được gọi là "kim loại hiếm".

Thế nào là người máy điều khiển từ xa?

Bạn đã từng chơi đồ chơi điện tử có điều khiển từ xa chưa? Điều khiển từ xa là chỉ việc người ta sử dụng thiết bị điều khiển và thông tin cần thiết để...

Vì sao dùng toán học có thể phán đoán tác giả của tác phẩm "Hồng Lâu Mộng"?

“Hồng Lâu Mộng” là một tác phẩm văn học cổ điển nổi tiếng của Trung Quốc. Theo nhiều nhà Hồng học (chỉ các tác giả chuyên nghiên cứu tác phẩm “Hồng...

Tại sao máy tính đã có bộ nhớ chính lại phải có phần cứng lưu trữ?

Tốc độ truy cập của bộ nhớ chính trong máy tính rất nhanh nhưng dung lượng lưu trữ lại rất nhỏ, khi nguồn điện bị cắt thì các số liệu lưu trữ cũng sẽ...

Có phải với thuyết topo, mặt cầu và mặt xuyến là như nhau?

Bạn thử tưởng tượng trên mặt bàn trước mặt bạn có đặt một quả bóng da và một chiếc bánh mì vòng. Một chú kiến bò qua bò lại hết sức lanh lẹn trên...

Tại sao máy tính có thể "suy nghĩ"?

Suy nghĩ là một hoạt động tư duy của con người, nó thể hiện rõ nét trí tuệ con người. Thế nhưng máy tính có thể suy nghĩ không? Có thể.

Thế nào là hội nghị truyền hình?

Báo san văn trích xuất bản tại Thượng Hải năm 1996 từng đăng một bài báo như sau: Một văn phòng lớn của Bộ Văn hóa Thụy Điển đã lắp đặt một màn truyền...

Vì sao khi dùng phương pháp gấp giấy ta lại dùng con số 0,618?

Trên đây chúng ta vừa nghiên cứu cách thức tiến hành thí nghiệm theo phương án gấp giấy. Thế tại sao trong phương án thí nghiệm này ta lại dùng con số...

Vì sao phương pháp thay thế dần ngày càng tỏ ra quan trọng?

Thế nào là phương pháp thay thế dần? Trước hết ta giải phương trình x2= 2. Thế chẳng phải nghiệm của phương trình là √2 sao? Không sai.

Tàu phá băng hoạt động như thế nào?

Mùa Đông rét buốt kéo dài thường làm các eo biển, mặt biển ở phương bắc bị băng đóng kín, đường hàng hải ách tắc. Để tàu thuyền có thể ra vào cảng, người ta phải dùng đến sức nặng của các con tàu khổng lồ...