Kênh đào là một loại kênh do còn người đào ra dùng để nối thông thủy vực của các sông hồ và biển, nó có thể cải thiện điều kiện vận tải thuỷ, rút ngắn thời gian và khoảng cách giao thông vận tải.
Trên thế giới, Trung Quốc là nước làm kênh đào sớm nhất, ngay từ đời Tần hơn 2000 năm về trước, trên đường phân thủy giữa hai con sông Tương và sông Ly, người ta đã đào một kênh gọi kênh Linh Cừ, dài hơn 20 km. Đây là kênh đào kiểu âu thuyền đầu tiên trên thế giới. Vì thuyền bè có thể thông qua từng âu thuyền để "trèo đèo vượt núi", do đó, kênh đào còn được gọi là "chiếc cầu" nối thông đường thuỷ. Việc xây dựng thành công kênh Linh Cừ khiến cho giao thông vận tải giữa Hồ Nam và Quảng Tây (Trung Quốc) hồi đó trở nên thông suốt. Riêng kênh đào Kinh Hàng lớn nhất thế giới lại làm cho năm hệ thống thuỷ vực là các sông Hải Hà, sông Hoàng Hà, sông Hoài, sông Trường Giang và sông Tiền Đường liên hệ với vùng đất rộng lớn từ Bắc Kinh đến Hàng Châu, trở thành một mạch máu lớn về vận tải thông suốt từ Nam chí Bắc trong lịch sử Trung Quốc.
Kênh đào Panama chạy ngang qua miền Trung Mỹ, tuy chỉ dài 83 km, nhưng lại nối liền sự giao thông giữa hai đại dương lớn nhất là Thái Bình Dương và ấn Độ Dương. Đây là một con sông nhân tạo cao hơn mặt biển, rộng 91-204 m, sâu 12,6- 26,5 m, dọc theo kênh có sáu âu thuyền dùng để thay đổi mực nước. Con kênh đào này sau khi thông thương, mỗi năm có thể cho thông khoảng 1,5 vạn tàu bè. Kênh đào Panama có tầm quan trọng rất lớn về mặt địa lý, nhưng quy mô của nó nhỏ, nên đã hạn chế trọng tải của tàu, nó chỉ có thể cho loại tàu có trọng tải 4-5 vạn tấn đi qua.
So sánh với nó, kênh Xuyê nối liền Địa Trung Hải với Hồng Hải là một con kênh đường biển nhộn nhịp nhất thế giới, nó nối liền ngành thương mại quốc tế trên biển của ba châu lục lớn: Châu Âu, Châu á, Châu Phi khiến cho thời gian và khoảng cách chạy tàu được rút ngắn rất nhiều. Kênh đào Xuyê có tổng chiều dài là 193,5 km, sau khi mở rộng, có thể cho loại tàu cỡ lớn có độ sâu mớn nước đạt đến 16 m, tàu đầy tải 21 vạn tấn đi qua.