Vì sao gió trên mặt nước mạnh hơn trên đất liền?

Đêm mùa hè oi bức, người ta thường thích hóng mát trên bờ sông, bờ hồ hoặc trên cầu. Đó là vì ở chỗ đó không những nhiệt độ không khí thấp hơn mà gió cũng mạnh hơn.

Nói ra hầu như rất khó tin, nhưng chỉ trong vòng mấy chục mét mà đã có sự khác biệt nhau rất lớn.

Đó là vì trên mặt sông, mặt hồ gió ít bị ngăn cản hơn trên bờ, cho nên lực cản gió chuyển động bé. Có những đoạn sông đối diện với miệng gió, không khí vừa chuyển động vào lòng sông thì tốc độ đã nhanh hơn rất nhiều. Tất cả những điều này đều giúp cho tốc độ gió ở bờ sông và bờ hồ trở nên mạnh hơn.

Qua đó có thể thấy, dù ban ngày hay ban đêm, gió ở bờ sông, bờ hồ thường mạnh hơn trong đất liền.

Những người đi tàu biển đều có cảm giác: khi tàu vừa rời khỏi cảng thì gió mạnh lên. Thực ra gió mạnh lên chủ yếu có liên quan tới tốc độ tàu tăng dần. Nếu lúc đó tàu ngừng lại thì gió vẫn như cũ. Nhưng khi tàu vừa ra khỏi cửa sông nhập vào biển, dù tàu có dừng lại gió vẫn mạnh hơn rất nhiều so với tàu vừa ra khỏi cảng. Đó là vì gió trên biển mạnh hơn trên đất liền. Trên mặt biển ít có vật cản, lực ma sát đối với không khí chuyển động yếu, còn trên đất liền mặt đất gồ ghề, địa hình phức tạp, cây cối nhà cửa che chắn nhiều, cho nên lực ma sát đối với không khí lớn hơn.

Tại sao gấu Bắc Cực không sợ lạnh giá ở Bắc Cực?

Bắc Cực là một thế giới tràn ngập băng tuyết. Đối mặt với khí hậu lạnh giá như vậy, có nhiều loài động vật to lớn lùi bước, nhưng gấu Bắc Cực lại có...

Vì sao mấy chục năm trước đã có thể dự đoán có những trận hạn và lụt đặc biệt?

Hai kỹ sư cao cấp Sở khí tượng Thượng Hải năm 1965 đã viết bài "Nghiên cứu về xu thế diễn biến tình hình hạn và lụt mùa hè khu vực Hạ lưu Trường...

Tại sao ngày đầu năm gọi là "Nguyên đán"?

Hiện nay, ở Trung Quốc ngày mồng một tháng Giêng dương lịch hàng năm được gọi là ngày “Nguyên đán” (Ở Việt Nam, Nguyên đán là ngày mồng một tháng...

Vì sao răng có hình dạng khác nhau?

Bình thường, một người trưởng thành có 32 răng, được chia đều cho hàm trên và hàm dưới. Nếu quan sát kỹ ta sẽ thấy có răng dẹt, răng nhọn, lại có răng...

Vì sao mật có sỏi?

Ở bên phải bụng trên của cơ thể có một hệ thống đường mật gồm túi mật và ống mật, trong đó có dịch mật (được sản xuất tại gan, mỗi ngày 50-100 ml)....

Các hành tinh trong vũ trụ liệu có va vào nhau?

Nếu Trái Đất ở rất gần các hành tinh khác và chúng chuyển động ngược chiều nhau thì khả năng đụng độ rất dễ xảy ra. Nhưng thực tế, Trái Đất và các...

Vòng bi có tác dụng gì?

Các bộ phận truyền chuyển động của máy móc, xe cộ đều có vòng bi. Vậy vòng bi có tác dụng gì?

Tại sao cây ăn quả phải trải qua việc chiết cành?

Lúa, mì, cà, ớt, bông..

Thuỷ tinh có thể thay thế thép hay không?

Vào năm 1940, lần đầu tiên người ta nói đến một thuật ngữ rất mới "thép thủy tinh”. Thép thuỷ tinh, về thành phần không có liên quan gì đến thép nhưng...