Vì sao việc nhai kẹo cao su lại có ích?

Kẹo cao su rất tốt cho sức khỏe không những của trẻ em mà cả với thanh niên. Việc nhai loại kẹo này không những có lợi cho sự phát triển của các cơ mặt mà còn có lợi cho răng.

Kẹo cao su thực tế là loại kẹo rất ít đường, có tính dẻo và đàn hồi cao. Khi nhai kẹo, các cơ mặt không những phải làm việc mà mặt răng cũng cọ xát lẫn nhau. Người thường ăn kẹo cao su có ba điều lợi như sau:

- Đề phòng sâu răng: Trên 50% trẻ em mắc phải bệnh sâu răng, nguyên nhân chính là không chú ý giữ vệ sinh miệng, trước khi ngủ còn ăn ngọt, lại không đánh răng, làm cho các chất cặn lưu lại trong khoang miệng và giữa các kẽ răng. Vi khuẩn nhân cơ hội đó mà sinh sôi nảy nở, ở chân răng hình thành những vết đen. Nếu sau bữa ăn, các em ăn một cái kẹo cao su thì qua việc nhai đi nhai lại, kẹo có thể cuốn trôi những thức ăn còn đọng lại giữa các kẽ răng, lại kích thích nước bọt tiết ra. Nước bọt nhiều sẽ có tác dụng làm cho miệng sạch.

- Làm chặt răng: Khi hai hàm răng dùng lực cân bằng để nhai kẹo, đó vừa là một sự kích thích sinh lý đối với răng lại vừa là một sự kích thích cơ học có tác dụng xoa bóp rất tốt. Nó làm cho răng chắc, chân răng khỏe, làm chặt răng.

- Giúp cơ mặt phát triển: Trong cuộc sống hiện đại, các loại lương thực tạp, lương thực thô dần dần bị các thực phẩm tinh chế thay thế. Thức ăn của trẻ thường mềm và nhỏ, phần nhiều không đòi hỏi phải nhai lâu đã có thể nuốt được. Như vậy, các tổ chức cơ mặt vận động ít, không được rèn luyện thích đáng nên phát triển không tốt. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ dễ bị thiên đầu thống khi lớn lên. Nhưng với những em hay ăn kẹo cao su thì tình hình sẽ khác, cơ mặt phát triển bình thường, cơ chắc khỏe khiến cho bộ mặt đầy đặn.

Qua đó, ta thấy kẹo cao su là loại kẹo có ích. Việc ăn nó thường xuyên có lợi cho sức khỏe. Nhưng cũng cần chú ý, khi ăn kẹo tốt nhất không nên nhai một bên (để tránh hàm và cơ mặt phát triển lệch), hoặc vừa ăn vừa làm bong bóng (vì như vậy vừa không văn minh vừa mất vệ sinh).

Hiệu ứng nhà kính là gì?

Mùa đông ở phía Bắc trời buốt giá, cây cỏ khô cằn. Nhưng trong nhà kính lại ấm áp như mùa xuân, khắp nơi cây cỏ xanh tươi cảnh sắc rất sinh động.

1 + 1 = 1?

Ở toán học sơ cấp, chúng ta đã biết 1 + 1 = 2. Nhưng khi học đến hệ đếm cơ số 2 thì 1 + 1 = 10 mà không phải là 1 +1 = 2, bởi vì trong hệ đếm cơ số 2...

Có phải Ngưu-Chức mỗi năm gặp nhau một lần?

Theo truyền thuyết, hàng năm cứ đến ngày 7/7, Ngưu lang và Chức nữ lại bước qua cầu Ô Thước, bắc qua sông Ngân để gặp nhau. Không rõ họ đi kiểu gì,...

Kiến trúc thành phố hoà hợp với con người và thiên nhiên như thế nào?

Các công trình hiện đại là nơi tiêu hao chủ yếu nguồn năng lượng thiên nhiên. Theo thống kê của Liên hợp quốc, nguồn năng lượng bị tiêu hao có liên...

Vì sao phải thận trọng khi dùng chất màu thực phẩm?

Các nhà thẩm định chất lượng thực phẩm thường dựa vào ba tiêu chuẩn cảm quan là: màu sắc, mùi và vị, trong đó màu sắc ở vị trí hàng đầu, từ đó có thể...

Thế nào là thành phố điền viên?

Trong nhiều đô thị lớn hiện đại, nhà cao tầng ngày càng nhiều, dân số càng đông đúc, giao thông ngày càng chen chúc chật chội, do đó đã mang lại những...

Tại sao hạt dưa hấu lại không nảy mầm trong quả được?

Mùa hè là mùa dưa hấu chín rộ, những đoàn xe, thuyền chở đầy ắp dưa từ nơi trồng trọt lũ lượt vào trong thành phố. Điều thú vị là trên đường vận...

Vì sao các nhà thiên văn dùng kính viễn vọng để quan trắc các vì sao?

Ta thường nói: "sao dày đặc", "không đếm xuể" để hình dung số sao trên trời rất nhiều. Thực ra số sao mắt thường có thể nhìn thấy không nhiều như ta...

Các hành tinh trong vũ trụ liệu có va vào nhau?

Nếu Trái Đất ở rất gần các hành tinh khác và chúng chuyển động ngược chiều nhau thì khả năng đụng độ rất dễ xảy ra. Nhưng thực tế, Trái Đất và các...