Lắp đặt cho nhà mới, có người để giản tiện, thường cho chạy đường điện thoại song song với đường điện. Có vùng nông thôn, vì để tiết kiệm cột điện, mà người ta đã mắc dây điện thoại lên cột điện. Những cách làm đó đều không phù hợp với cách đặt đường dây thông tin và yêu cầu mắc dây.
Mọi người đều biết rằng điện thế của dòng điện chạy trên đường dây tải điện ít nhất là 220 von. Vỏ bọc ngoài của đường dây điện và dây điện thoại tuy là những vật liệu cách điện như cao su, nhựa, nhưng không phải tất cả loại này đều tuyệt đối cách điện. Đặc biệt vào những ngày nồm, khi tiết trời ẩm ướt, do độ ẩm lớn nên chúng dễ dẫn điện. Như vậy, dòng điện của đường điện đèn dễ chọc thủng vỏ bọc, chạy sang đường điện thoại. Do điện đèn đường là dòng điện xoay chiều đơn tướng (một pha), một dây dương, một dây âm, khi ta đụng đến đường dây điện thoại, ta cầm máy điện thoại thì dòng điện từ đường điện đèn sẽ chạy qua người mà xuống đất, tạo thành đường nối điện và gây ra sự cố điện giật, có khi thậm chí làm cháy máy điện thoại.
Dây điện thoại mắc sát đường điện thì dòng điện sẽ sinh ra hiện tượng cảm ứng điện từ, dẫn tới dòng điện cảm ứng (induced current) trên đường điện thoại. Lúc này, trong máy điện thoại sẽ có tiếng giao lưu "ù ù" làm nhiễu lời thoại. Đường điện thoại đặt gần sát hoặc song song với dây điện đèn càng dài thì nhiễu càng thậm tệ.
Bởi vậy, khi kéo dây điện thoại cần hết sức tránh xa đường điện. Khi không còn cách nào khác thì nên để khoảng cách xa ra, khiến dây điện thoại chạy cắt ngang dây điện, và ở nơi giao nhau ta dùng sào tre, vật cách điện để bảo hộ đường điện thoại, đề phòng đường dây điện đứt mắc vào điện thoại, gây sự cố điện giật.