Tại sao ếch trâu có thể nuốt được rắn?

Khi những cơn gió đông đã trở nên ấm áp, mùa xuân tràn ngập mặt đất, thế giới tự nhiên được bao phủ bởi một màu xanh, nếu bạn đi dạo chơi ở những vùng ngoại ô thì sẽ thường xuyên được nghe những tiếng "ộp ộp" vọng ra từ những cánh đồng, các bờ sông, con rạch. Nhẹ nhàng lại gần nhìn, hoá ra là một con ếch bị rắn nuốt, nó đang phát ra những tiếng kêu cứu thật bi thảm. Vì vậy, chuyện rắn nuốt ếch là những hiểu biết rất thông thường mà mọi người đều biết. Nhưng bạn biết không, trong thế giới động vật còn có cả chuyện ếch nuốt rắn nữa đấy! Loại ếch này chính là ếch trâu danh tiếng lẫy lừng.

Ếch trâu là một loại ếch có kích thước lớn, thân dài khoảng 20 cm. ếch đực có túi âm thanh, tiếng kêu rất vang, nghe từ xa giống như tiếng trâu, bò rống, vì vậy gọi là "ếch trâu". Loại ếch này tính tình hung dữ, trong giới tự nhiên, ếch đực thường chiếm một địa bàn nhất định như đầm lầy hoặc ruộng nước làm lãnh địa riêng của mình. Nếu một con ếch đực khác muốn xâm phạm lãnh địa này thì chủ nhân sẽ giống như một con thú dữ lao vào tấn công kẻ xâm chiếm, và thế là xảy ra một trận quyết đấu.

Bình thường ếch trâu sống ở đầm lầy, ruộng nước chủ yếu để bắt côn trùng, cá con, ếch con, ốc... làm thức ăn, có lúc chúng dừng lại nhìn, không động đậy, khi nhìn thấy một con rắn nước con đang bơi lại gần, bèn nhảy nhanh lên phía trước, há rộng miệng, cắn ngay lấy đầu con rắn nước rồi nuốt dần vào bụng. Theo quan sát của các nhà khoa học, ếch trâu nuốt rắn thường nuốt từ đầu trước, bởi vì nếu nuốt từ dưới đuôi trước thì con mồi sẽ rất dễ chạy thoát.

Ếch trâu nuốt rắn mặc dù không thường gặp nhưng cũng không phải là chuyện hiếm có. Bởi vì ếch trâu có kích thước lớn, tính tình lại hung dữ, thêm nữa ở nơi ếch dừng lại nghỉ chân thường có rắn nước ẩn hiện nên việc nuốt những con rắn nước con thì chẳng có gì khó khăn cả. Tuy nhiên, chúng cũng có "bí quyết riêng", đó là tuyệt đối không dám mạo phạm những con rắn lớn.

Liệu có thể tồn tại cuộn giấy chỉ có một mặt?

Một băng giấy thường có mặt trái và mặt phải. Nếu ta đem một băng giấy một mặt vẫn để trắng còn mặt kia (ví dụ mặt trái) thì bôi đen, rồi kẻ một đường...

Vì sao có thể dự đoán được nguyên tố còn chưa tìm thấy?

Vào năm 1886, một nhà hoá học người Đức là Winkler đã tìm thấy một nguyên tố mới là nguyên tố Gecmani (Ge). Ông đã dự đoán các số liệu thực nghiệm sau...

Tại sao cao su lại được gọi là “vàng trắng” của Tây Nguyên

Một trong những nơi trồng nhiều cao su nhất chính là Tây Nguyên. Người dân Tây Nguyên gọi cao su là “vàng trắng” vì nó mang lại nhiều lợi ích to lớn cho người trồng nơi đây.

Da ở đâu dày nhất cơ thể nhỉ?

Phần da ở lòng bàn tay và lòng bàn chân dày tới 4 mm và đây là vùng da dày nhất trên cơ thể con người. Khu vực này cũng là nơi tập trung tuyến mồ hôi...

Vì sao quầng sáng màu thường hay xuất hiện trên bầu trời hai cực Nam, Bắc?

Khoảng 7 giờ tối ngày 2 tháng 3 năm 1957 ở miền sông Mạc và thành Hôma hoặc tỉnh Hắc Long Giang vùng biên giới Đông Bắc Trung Quốc xuất hiện quầng...

Vì sao loại dây cáp bện từ sợi tổng hợp lại bền ngang với dây cáp bằng thép?

Nếu ai đó đặt ra câu hỏi dây chão bện từ vật liệu sợi nào thì bền nhất? Người ta sẽ không do dự và trả lời: dây nilong. Nilong là loại sợi tổng hợp...

Thế nào gọi là thiên văn học toàn sóng?

Kính viễn vọng từ khi phát minh đến nay chưa đến 4 thế kỷ. Ngày nay đường kính kính viễn vọng quang học rất to, uy lực rất mạnh, vượt xa so với kính...

Khai thác bán cầu não phải có lợi gì?

Vỏ não người là bộ phận cao cấp nhất của hệ thống thần kinh trong cơ thể. Nó từng trải qua quá trình diễn biến hàng trăm, hàng vạn năm, từng nhảy vọt...

Vì sao sương mù ở thành phố Trùng Khánh đặc biệt nhiều?

Trùng Khánh là thành phố sương mù nổi tiếng, bình quân hàng năm có trên 100 ngày sương mù. Tháng giêng bình quân hai ngày có một ngày sương mù.