Tại sao loài tre lại không phát triển to bề ngang thân như các loại cây khác?

Có rất nhiều loài cây càng lớn thân càng to, như cây bạch dương Canađa, lúc mới trồng chỉ bé bằng chiếc đũa, sau một đến hai năm thân cây to dần ra và sau 10 năm thì phát triển thành một cây rất to.

Thế nhưng loài tre lại không như vậy. Tre cũng sinh trưởng nhiều năm, nhưng thân vừa mới nhô lên khỏi mặt đất là không to ra nữa, dù chúng có bao nhiêu tuổi đi chăng nữa, thân chúng cũng chỉ như thế mà thôi.

Vậy nguyên do từ đâu?

Bởi vì tre là loài cây một lá mầm, mà các loài cây thông thường khác phần lớn là cây hai lá mầm. Cấu tạo của thân cây của hai loại này rất khác nhau, điều khác biệt chủ yếu là thân cây hai lá mầm có lớp hình thành. Nếu bạn cắt một thân cây hai lá mầm ra làm những miếng rất mỏng để quan sát dưới kính hiển vi, có thể thấy được từng mao mạch là lớp vỏ dai, lớp trong là phần lõi gỗ, lớp kẹp giữa lớp vỏ dai và phần lõi gỗ là lớp hình thành. Bạn không nên xem nhẹ lớp hình thành mỏng này, bởi vì cây có to ra được hay không là dựa hoàn toàn vào nó. Tầng hình thành này rất sinh động, mỗi năm đều có sự phân chia tế bào, tạo ra lớp vỏ dai và phần lõi gỗ mới, thế là thân cây to ra năm này qua năm khác.

Nếu bạn cắt ngang thân cây một lá mầm ra thành mảnh mỏng và quan sát dưới kính hiển vi cũng có thể thấy từng bó mao mạch, lớp ngoài cùng của bó mao mạch cũng là lớp vỏ dai, bên trong là phần lõi gỗ, nhưng giữa hai phần này lại không có lớp hình thành sinh động, cho nên thân cây một lá mầm chỉ có thể phát triển to khi bắt đầu mọc lên, đến một mức độ nhất định thì không to thêm nữa.

Vậy loài tre có thể to ra được bao nhiêu? Ở huyện Phụng Tân tỉnh Giang Tây Trung Quốc có một cây tre to, từ phần rễ ở mặt đất cho tới phần ngọn cao 22 m, thân trên to 58 cm, thân dưới to 71 cm, có thể coi là “vua” của các loài tre.

Ngoài tre ra ta còn thấy có lúa mì, lúa nước, cao lương, ngô... đều là những cây một lá mầm, cho nên thân chúng sau khi lớn đến một độ nhất định sẽ không to thêm nữa.

Tại sao thành phố sinh thái có thể sản xuất "không có chất phế thải"?

Những năm 60 của thế kỷ XX, thành phố nhỏ Chattanaoga ở bang Tennessee của nước Mỹ, từng là một trung tâm chế tạo nổi tiếng toàn nước Mỹ do bị ô nhiễm...

Tại sao vỏ cây đỗ trọng sau khi bẻ sẽ có sợi rất dai?

Chúng ta ăn ngó sen tươi non trắng, bẻ đôi nó, sẽ thấy có rất nhiều những sợi tơ mảnh nối liền có thể kéo dài hơn 10 cm. Nếu đặt dưới kính hiển vi...

Tại sao nói thông tin là nguồn tài nguyên quan trọng của xã hội loài người?

Trong xã hội ngày nay, thông tin đã trở thành một dạng tài nguyên - tài nguyên thông tin. Tài nguyên thông tin cũng như tài nguyên vật chất (như đất...

Tại sao chất lượng chè ở trên núi cao đặc biệt tốt?

Trung Quốc là đất nước có sản phẩm chè phong phú trên thế giới. Nói chung, các ngọn núi trùng điệp, chập trùng, nhấp nhô, biển mây bồng bềnh trôi như...

Bọ ngựa cái có thể ăn bọ ngựa đực không?

Bọ ngựa là tiểu bá vương trong vương quốc côn trùng. Thân hình của nó thon dài, bề ngoài đẹp, nhưng tính cách lại rất hung ác...

Vì sao Liên hợp quốc triệu tập Đại hội môi trường và phát triển?

Vấn đề môi trường và phát triển quan hệ đến sự sinh tồn, phồn vinh, tiền đồ và vận mệnh của cả nhân loại, hiện đang ngày càng được toàn thế giới quan...

Làm thế nào để xác định được niên đại của đồ gốm đã được khai quật?

Ở các nơi khai quật được đồ gốm thường có một ít mảnh gỗ bị than hóa hoặc một ít tro than gỗ. Ngoài ra trong các ngôi mộ xây bằng vỏ sò thường có vỏ...

Trong tương lai mặt đường sẽ xuất hiện những biến đổi mới như thế nào?

Một chiếc ô tô có tính năng ưu việt, lại chạy trên mặt đường vừa bằng phẳng vừa thẳng, sẽ chạy nhanh và ổn định; nhưng nếu gặp phải mặt đường ổ gà,...

Tại sao Nam Cực lại không có gấu Bắc Cực?

Gấu Bắc Cực còn gọi là "gấu trắng", thân dài khoảng 2,7 m, chiều cao tính đến vai khoảng 1,3 m, thể trọng 750 kg, kích thước chỉ xếp sau gấu nâu...