Tại sao cây đa có thể một mình tạo thành rừng?

Cây đa là một loại cây cao to, xanh quanh năm, chịu được nhiệt độ cao, mưa to, độ ẩm không khí lớn, nó sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, thường thấy ở các rừng nhiệt đới thấp so với mặt biển và vùng đất ẩm ướt ở ven biển và các tam giác châu. Do quả của nó có vị ngọt nên những loại chim nhỏ rất thích ăn, những hạt cứng không thể tiêu hóa được sẽ theo phân chim rải đi khắp nơi, trên khắp các đỉnh tháp cổ, tường thành cổ và các ngôi nhà cổ ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới đều có thể thấy những cây đa nhỏ do loài chim nhỏ gieo hạt. Những cây đa nhỏ sinh trưởng trên những cây to trong các rừng nhiệt đới đa số cũng là do loài chim nhỏ gieo hạt.

Cây đa là loài cây trường thọ, sinh trưởng nhanh rễ cọc và cành của chúng rất phát triển. Trên thân chính và cành cây có rất nhiều mắt, chỗ nào cũng có những chiếc rễ phụ treo lơ lửng trong không trung giống như những chùm râu, những chiếc rễ phụ này sau khi gieo mình xuống đất cứ to dần lên thành một rễ trụ mới, những rễ này không phân nhánh và cũng không ra lá. Chức năng rễ phụ của cây đa cũng giống như các bộ rễ khác, phải hấp thụ nước và các chất dinh dưỡng, đồng thời còn chống đỡ cho cành cây không ngừng phát triển rộng ra, khiến cho tán cây đa tỏa ra rất rộng. Người ta tính được, rễ trụ của một cây đa khổng lồ có thể đạt tới hơn 1.000 chiếc. Ở huyện Tân Hội, tỉnh Quảng Đông có một cây đa cổ thụ, tán cây rộng hơn 6.000 m2. Dưới tán cây có hàng ngàn rễ trụ, giống như cả một khu rừng xum xuê. Do “cánh rừng” này không cách xa biển lắm nên trở thành nơi nghỉ ngơi của loài hạc lấy cá làm thức ăn, hình thành “thiên đường của loài chim” nổi tiếng.

Ngoài cây đa ra còn có nhiều loại cây có thể mọc rễ trụ như vậy nữa.

Tiết kiệm nguồn nước như thế nào?

Hiện nay trên thế giới có hơn 100 quốc gia thiếu nước. Thiếu nước không những cản trở nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế mà còn uy hiếp đến đời...

Vì sao mùa xuân và mùa thu lại thích hợp với việc câu cá?

Ở các thuỷ vực gẩn bờ biển Nhật Bản có rất nhiều loại cá thích sống ở vùng nước ấm 16 - 25 độ C Vào mùa xuân nước ở gẩn bờ biển ấm dẩn, các loài cá ưa...

Tính toán tiền lãi như thế nào?

Chúng ta đều biết tiền gửi ngân hàng sau một thời gian sẽ sinh lãi. Nhưng cách tính tiền lãi thực hiện như thế nào?

Khi phía trước có thức ăn và có cả sự nguy hiểm thì mèo sẽ hành động ra sao?

Nó sẽ có những hành động mang tính mâu thuẫn như lùi về phía sau rồi lại tiến lên phía trước.

Đông y khám bệnh vì sao phải xem lưỡi?

Khi khám bệnh, thầy thuốc Đông y thường bảo "thè lưỡi ra xem". Như thế là vì sao? Nguyên nhân là lưỡi phản ánh tình hình các bộ phận trong cơ thể.

Các cảng hiện đại có những chức năng gì?

Trên thế giới có nhiều thành phố lớn phồn thịnh được xây dựng ở sát biển, ngoài giao thông về đường bộ và đường không ra, bến cảng nhộn nhịp và có...

Tại sao dùng gương cầu lồi có thể tạo ra lửa?

Khi đi dã ngoại vào mùa đông, nếu như bạn không có nào để có thể nhóm lên ngọn lửa, bạn đừng vội sốt ruột, chúng ta có thể động não một chút để đạt được mục đích của mình.

Động vật có thể tự chữa bệnh cho mình được không?

Khi con người ốm phải đi bệnh viện chữa trị, còn động vật trong vườn bách thú ốm thì do bác sĩ thú ý chữa trị cho chúng, nhưng động vật sống trong môi trường tự nhiên hoang dã khi bị bệnh thì phải làm thế nào?

Đồi mồi của người già hình thành như thế nào?

Cổ, mu bàn tay và hai bên mặt của người già thường xuất hiện những đốm đen, to nhỏ khác nhau, đó là đồi mồi. Nó biểu hiện rằng cơ thể của người già...