Vì sao Liên hợp quốc phải ký kết Công ước khung biến đổi khí hậu?

Ngày 9 tháng 5 năm 1992, ở New york, toàn thế giới đã ký "Công ước đầu tiên của Liên hợp quốc về khung biến đổi khí hậu". Qua đó có thể thấy sự biến đổi khí hậu ảnh hưởng rất sâu xa đến môi trường sinh sống của con người.

Đầu thế kỷ XVIII, cách mạng công nghiệp châu Âu phát triển mạnh mẽ, một lượng lớn than và dầu mỏ được dùng làm nhiên liệu, khiến cho hàm lượng khí cacbonic trong khí quyển tăng lên hằng năm, đồng thời nhiệt độ Trái Đất cũng có xu thế tăng lên theo hình sin. Theo những tài liệu quan trắc chứng tỏ: gần 100 năm nay nhiệt độ toàn cầu đã tăng lên 0,5°C, trong đó thập kỷ 80 so với đầu thập kỷ 70 đã tăng lên 0,3°C. Nếu cứ phát triển theo tốc độ này thì các nhà khoa học dự đoán đến năm 2050, nhiệt độ toàn cầu sẽ cao hơn nhiệt độ hiện nay 3°C. Lúc đó mặt nước biển ở vùng duyên hải Trung Quốc sẽ dâng cao 40 - 70 cm, các vùng duyên hải Bột Hải, tam giác châu Trường Giang, tam giác châu sông Châu Giang và tô bắc, bình nguyên miền Tây Đài Loan không ít chỗ thấp sẽ bị nước biển tràn ngập. Những thắng cảnh du lịch ở bãi biển Bắc Đới Hà có lẽ không còn là nơi du lịch, nhiều hải cảng, đồng muối và các ngư trường sẽ mất hết, một số đường hàng hải, cống chắn nước, đập ngăn thuỷ triều và chống úng sẽ không còn tác dụng mấy.

Vì nhiệt độ tăng cao, nước mặt đất bốc hơi càng nhiều nên đất đai mất nước nghiêm trọng. Các vùng hạn hán và bán hạn hán mức độ sa mạc hoá sẽ tăng nhanh. Ví dụ các vùng Zimbabuê, Môzămbich, Zămbia và miền Bắc Nam Phi, ở đó các giếng đang khô dần, môi trường sinh sống của động vật hoang dã ngày càng xấu đi, một số đồng cỏ tươi tốt đang thoái hoá thành những bãi lùm cây, thảo nguyên sẽ biến thành sa mạc và bán sa mạc.

Khí hậu ấm lên còn khiến cho một số bệnh dịch truyền nhiễm lan tràn. Năm 1994 một số vùng ở Ấn Độ thời tiết nóng 38°C kéo dài 90 ngày, chuột hoang chạy vào thành phố gây nên bệnh viêm phổi cả vùng Xulatơ làm tổn thất gần hai tỉ USD. Năm 1995 một số vùng duyên hải châu Mỹ xuất hiện nhiệt độ cao khiến cho hơn 14 vạn người nhiễm bệnh, rất nhiều người bị chết.

Hậu quả thời tiết nóng lên nghiêm trọng biết bao. Vì vậy Liên hợp quốc không thể không ký kết một công ước về khung biến đổi khí hậu, nhằm hạn chế đốt than và dầu mỏ, giảm thiểu khí cacbonic bay vào khí quyển, khống chế một bước nhiệt độ Trái Đất tăng cao, từ đó thúc đẩy môi trường sinh thái toàn cầu phát triển theo hướng tốt, giữ gìn hạnh phúc cho thế hệ sau.

Làm thế nào để tạo nên một ma trận?

Trên đây chúng ta đã biết thế nào là ma trận nhưng làm thế nào để tạo nên một ma trận cấp n. Dưới đây xin giới thiệu phương pháp tạo nên một ma trận...

Tại sao máy tính đã có bộ nhớ chính lại phải có phần cứng lưu trữ?

Tốc độ truy cập của bộ nhớ chính trong máy tính rất nhanh nhưng dung lượng lưu trữ lại rất nhỏ, khi nguồn điện bị cắt thì các số liệu lưu trữ cũng sẽ...

Vì sao sinh thái mất cân bằng?

Trong hệ thống sinh thái bình thường, sự lưu động năng lượng và tuần hoàn các chất luôn luôn diễn ra, nhưng trong một thời gian nhất định, giữa thành...

"Cassini" đã tiến hành quan trắc thổ tinh qua thế kỷ như thế nào?

Thổ tinh có một quầng sáng rất đẹp, khiến cho mọi người chú ý đến nó trong hệ Mặt Trời. Thành phần bầu khí quyển của thổ tinh rất phức tạp, tốc độ gió...

Tại sao nuôi cấy phấn hoa cũng có thể tạo giống?

Bất kì hạt giống của cây trồng nào một khi ra mầm sẽ trải qua thời gian sinh trưởng phát dục nhất định, và đều có thể ra hoa kết quả.

Vì sao dấu ấn đỏ không bị nhạt màu?

Có những bức hoạ cổ hoặc do thời gian đã quá lâu, hoặc do bảo quản không tốt, màu sắc tờ giấy có thể thay đổi. Thế nhưng dấu ấn của tác giả đóng trên...

Mùa hè vì sao thường có mưa giông?

Mùa hè sau buổi trưa hoặc chập tối thường cho ta cảm giác oi bức khác thường. Một chốc sau bỗng sấm ầm ầm, rồi chớp giật, cơn mưa xối xả, mênh mang,...

Ăn xì dầu có khiến cho da đen hơn không?

Có một số người lo rằng việc ăn xì dầu sẽ làm cho da đen thêm. Do đó, họ không dám ăn nhiều xì dầu, thậm chí kiêng hẳn.

Thế nào là vật liệu siêu dẫn?

Vật liệu siêu dẫn là loại vật liệu có tính chất đặc biệt: Chúng có điện trở bằng không. Vào năm 1911, một nhà vật lý Hà Lan là Maoneis tìm thấy ở...