Vì sao khi đốt pháo lại gây nên tiếng nổ?

Pháo là một đặc sản của Trung Quốc. Pháo có nhiều loại: Pháo ta, pháo cây, pháp tép. Có loại nổ từng tiếng một, có loại nổ nhiều tiếng. Nghe nổ tiếng "đùng" đơn độc đó là pháo con, nếu nổ đì đùng liên tục đó là pháo bánh, pháo dây.

Vì sao pháo lại nổ? Bạn bóc một cái pháo tép bạn sẽ rõ ngay. Bên ngoài cùng là lớp vỏ bọc bằng giấy đỏ, đây là phần trang trí cho đẹp. Tiếp liền theo là tầng giấy bổi, bên trong cùng có bột mịn màu đen - đó là thuốc pháo. Thuốc pháo là một trong bốn phát minh lớn của người Trung Quốc cổ đại. Ngay từ thời nhà Đường (năm 682) một học giả là Tôn Tự Mạo đã viết quyển sách có tiêu đề là "Đơn kinh". Trong sách có bàn đến thuốc nổ, lấy 2 lạng lưu huỳnh, 2 lạng diêm tiêu (kali nitrat), 3 lạng bồ kết chế ra. Vào cuối đời nhà Đường, khi Trịnh Phan tiến đánh Dự Chương đã dùng đến "lửa bay". Loại lửa bay chính là loại hoả pháo nguyên thuỷ. Người ta nhồi thuốc nổ đen vào hoả pháo, nhờ lực nổ mạnh của thuốc nổ phóng các viên đá từ miệng pháo hướng về kẻ địch. Đến đời nhà tống năm Khai Nguyên thứ hai (niên hiệu của Tống Thái tổ - năm 969), Phùng Nghĩa Thăng và Nhạc Nghĩa Phương đã dùng thuốc nổ chế tạo thành công tên lửa. Sau đó người ta lại phát minh "súng lửa", "pháo mù"… đều dùng thuốc nổ đen làm thuốc phóng.

Đến thời nhà Nguyên (năm 1218), quân đội Thành Cát Tư Hãn chinh phạt các nước ả rập miền Tây á, thuốc nổ đen mới bí mật truyền từ Trung Quốc sang các nước ả rập. Các sách lịch sử của các nước ả rập thời đó đã ghi lại: Quân đội Trung Quốc đã dùng "pháo bằng thép" và "sấm rung trời". Vào thế kỷ XIV, khi người Châu Âu tác chiến với các nước ả rập mới nghe nói đến thuốc nổ đen. Đến lúc đó người Châu âu mới biết cách chế tạo thuốc nổ đen.

Thuốc nổ đen được điều chế bằng cách trộn than gỗ, kali nitrat, lưu huỳnh theo tỉ lệ nhất định mà có.

Khi dùng que diêm đốt ngòi pháo, thuốc nổ trong lòng quả pháo sẽ cháy, lập tức xảy ra một loạt các phản ứng hoá học: Than gỗ, lưu huỳnh cùng tác dụng với kali nitrat toả ra nhiều nhiệt, sinh nhiều chất khí lưu huỳnh đioxit, cacbon đioxit.., thể tích thuốc nổ tăng hơn 1000 lần. Bấy giờ lớp vỏ giấy bổi bị toác ra và phát ra tiếng nổ "đùng", nổ tan xác pháo. Đó là tiếng pháo tép nổ.

Sau khi pháo nổ sẽ toả ra nhiều khói trắng, đó là do khi thuốc nổ đen cháy sẽ sinh ra bụi rắn màu trắng của kali sunfat. Vào thời Trung cổ, thuốc nổ đều thuộc loại thuốc nổ đen, vì thế trên chiến trường vào thời đó thường toả khói trắng. Tuy pháo nổ có làm tăng không khí vui vẻ của ngày lễ nhưng cũng đem lại nhiều tác hại; gây ô nhiễm môi trường, gây thương tích cho người qua lại… Vì vậy ngày nay người ta cấm đốt pháo.

Tại sao nòng pháo càng dài, đầu nòng càng to, đạn bắn càng xa?

Có rất nhiều loại pháo đại bác, uy lực và tầm bắn của các loại đại bác khác nhau, ngay cả trọng lượng của viên đạn cũng không giống nhau.

Bằng cách nào để phân biệt gà trống, gà mái con?

Gà con vừa chui ra khỏi vỏ giống như một nắm nhung có sự sống, nhưng những con gà con này nhìn đều rất giống nhau, có bí quyết nào có thể phân biệt được đâu là gà trống, đâu là gà mái không?

Vì sao sáng sớm mùa thu và mùa đông thường có sương mù?

Không khí chứa hơi nước có giới hạn nhất định, đạt đến giới hạn lớn nhất gọi là hơi nước bão hòa. Nhiệt độ không khí càng cao, khả năng chứa hơi nước...

Vì sao nhân dân một số vùng dễ bị bướu cổ?

Ở những vùng núi rừng, người dân thường mắc bệnh bướu cổ (y học gọi là phù tuyến giáp trạng địa phương). Nguyên nhân chủ yếu nhất là hàm lượng iốt...

Vì sao nói khả năng tự làm sạch của nước là có hạn?

Sau khi chất ô nhiễm xâm nhập vào nước, thông qua hàng loạt tác dụng về vật lí, hoá học, sinh vật nồng độ ô nhiễm sẽ dần dần giảm xuống. Sau một thời...

Vì sao không nên để thức ăn mặn lâu trong nồi nhôm?

Nồi chảo gò bằng nhôm nhẹ, bền, đẹp. Người ta thường dùng nhôm để chế tạo ấm đun nước, nồi nấu cơm, nấu thức ăn hết sức tiện lợi.

Vì sao tuổi càng cao càng sợ lạnh?

Cuối mùa thu, khi thanh niên còn mặc áo sơ mi thì người già đã phải mặc áo len. Đến mùa đông, người già càng sợ lạnh; tuổi càng cao càng sợ lạnh.

Vì sao sức nặng của vật thể có thể biến đổi?

Nếu có ai nói với bạn rằng sức nặng của một vật thể không phải là cố định mà có thể biến đổi theo những địa điểm khác nhau, liệu bạn có tin không? Song sự thực lại đúng là như vậy...

Đảo hình thành như thế nào?

Nằm xa lắc ngoài khơi, một hòn đảo xinh đẹp với cây cối xanh rờn nhưng cô độc giữa bốn bề nước mênh mông. Cách nó hàng trăm km, một vòng tròn san hô...