Khi nến cháy sẽ biến thành gì?

Có người cho rằng sau khi nến cháy sẽ mất tiêu, chẳng còn lại gì. Vậy có thực là nến cháy hết sạch không?

Bạn hãy chuẩn bị các cốc thuỷ tinh, một cây nến và nước vôi trong. Nước vôi trong được chuẩn bị như sau: Lấy một cục vôi sống cho vào cốc nước để vôi hoà tan, sau đó để yên, gạn lấy phần nước trong. Đó chính là nước vôi trong.

Bây giờ bạn châm lửa đốt nến. Cầm cốc thuỷ tinh chụp lên ngọn nến. Lập tức bên trong cốc xuất hiện đám mù và trên thành cốc sẽ xuất hiện một lớp giọt nước.

Vậy đám giọt nước do đâu mà có? Đương nhiên là từ ngọn lửa nến mà có.

Bạn lại lấy một cốc thuỷ tinh sạch, đổ nước vôi trong vào cốc. Tráng cốc bằng nước vôi trong rồi đổ đi. Bạn lại đem cốc thuỷ tinh này chụp lên ngọn nến đang cháy. Một lúc sau bạn sẽ thấy nước vôi trong còn bám lại trên thành cốc bị đục, giống như bạn đã dùng cái cốc để uống sữa vậy.

Vì sao nước vôi trong trên thành cốc lại bị đục? Vì bấy giờ trong cốc có khí cacbon đioxit. Nước vôi trong gặp cacbon đioxit sẽ xảy ra phản ứng hoá học tạo thành canxi cacbonat.

Như vậy sau khi đốt nến, nến không hề "cháy sạch" không còn gì, mà chỉ là tạo nên hai loại hợp chất khác: Nước và cacbon đioxit.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu tỉ mỉ quá trình cháy của ngọn nến và tìm thấy: Sau khi nến cháy tạo thành nước và cacbon đioxit một lượng bằng tổng lượng nến và lượng oxy trong không khí tiêu hao. Do đó ta có thể nói những chất tạo nên ngọn nến không mất đi mà chỉ biến thành chất khác mà thôi.

Không chỉ có nến mà các chất cháy khác như củi, than đá, khí cháy cũng như vậy. Khi đốt cháy than củi trong lò, ở than củi cũng xảy ra các phản ứng hoá học, biến thành cacbon đioxit, nước và tro. Nước tạo thành sẽ biến thành hơi và bay đi, cacbon đioxit cũng bay tản vào không khí, chỉ còn lại tro.

Mọi vật chất trên thế giới đều như vậy. Khi ở vật chất xảy ra phản ứng hoá học, chất cũ sẽ không còn nhưng chúng lại tạo thành các chất khác. Vật chất thay đi, đổi lại, biến hoá vô cùng, nhưng trước sau tổng khối lượng của chúng phải bằng nhau. Đó là một quy luật cơ bản của tự nhiên, đó là quy luật vật chất bất diệt.

Xuất xứ của kí hiệu bốn phép tính số học +, -, x, ÷ và dấu = ở đâu?

Mọi người đều rất quen thuộc với bốn phép tính số học và dấu bằng. Thế bạn có biết lai lịch của các kí hiệu này không?

Vì sao nói Mặt trăng đang xa dần Trái đất?

Bạn của Trái Đất là Mặt Trăng, hàng tháng quay quanh Trái Đất đã mấy tỉ năm, điều đó tạo nên đôi bạn gắn bó với nhau như hình với bóng trong tuyến độc...

Cánh của máy bay có hình gì? Tại sao phải làm như vậy?

Bay lượn trong khoảng không vốn là mơ ước của loài người. Trong hàng ngàn năm qua, nhân loại đã sáng tạo nên nhiều khí cụ bay như chiếc diều, khí cầu v.v...

Có phải con gái ít thông minh hơn con trai không?

Nhiều người cho rằng, con gái khi học cấp 1 thường chăm chỉ hơn con trai, thành tích cũng tốt hơn. Nhưng lên trung học, đặc biệt là ở cấp 3 thì lực...

Liệu Acximet có thể thực sự nhấc được cả trái đất?

Nhà khoa học Hy Lạp cổ đại Acximet cho rằng thông qua đòn bẩy, chỉ cần sử dụng một lực rất nhỏ, có thể đưa một vật có khối lượng lớn lên cao.

Truyền hình số là gì?

Truyền hình số là một phương thức phát truyền hình mới mẻ. Đồng thời với chương trình truyền hình mà đài truyền hình phát ra bình thường, nó áp dụng...

Vì sao ion âm lại có lợi cho sức khoẻ?

Người ta đã biết hiện tượng không khí tích điện tử rất sớm, nhưng phải sau đó rất lâu người ta mới phát hiện ion tích điện âm có liên quan mật thiết...

Vì sao nói “sau một trận mưa xuân trời ấm lên, sau trận mưa thu trời càng thêm lạnh”?

Đối với khu vực Giang Nam mà nói, thời tiết mùa xuân nói chung phát triển theo xu thế “sau một trận mưa xuân trời ấm thêm lên”. Mưa xuân là do không...

Vì sao càng lên cao, không khí càng loãng?

Chắc các bạn đã từng xem bộ phim vận động viên leo núi Trung Quốc leo lên ngọn Everest (Chômô-lungma). Vận động viên mặc quần áo rất dày, đội mũ chống...