Sợi thuỷ tinh dùng để làm gì?

Thuỷ tinh vốn có tính rất giòn. Thế nhưng khi đem thuỷ tinh gia nhiệt rồi kéo thành sợi mảnh như sợi tóc, thành sợi thuỷ tinh, thì sợi thủy tinh hầu như mất hết tính chất vốn có của mình và trở thành mềm mại mà độ bền chắc hầu như tương đương với sợi thép có cùng kích thước.

Thế thì sợi thủy tinh có tác dụng gì?

Một dây cáp bện bằng sợi thuỷ tinh to bằng ngón tay có thể treo giữ được một chiếc xe chở đầy hàng hoá. Do sợi thuỷ tinh không bị nước biển ăn mòn, không bị gỉ nên rất thích hợp để làm dây chão buộc thuyền, dây kéo thuyền. Dùng sợi vải bện thành dây cáp tuy rất bền nhưng dễ bị cháy khi gặp nhiệt độ cao. Dây cáp bằng sợi thuỷ tinh chịu được nhiệt độ cao nên dùng cáp bện bằng sợi thuỷ tinh cho các nhân viên cứu hoả thì sẽ rất an toàn.

Người ta có thể dùng sợi thủy tinh dệt thành vải. Vải thuỷ tinh chịu được axit, chịu được kiềm, nên hết sức thuận tiện làm vải lọc trong các nhà máy hoá học. Vải thuỷ tinh có thể thay vải sợi bông, vải gai để chế tạo các bao đựng hàng hoá, không ruỗng nát do ẩm, dùng rất bền lại tiết kiệm được lượng lớn sợi vải. Vải thuỷ tinh có thể dùng để chế tạo vải dán tường vừa dễ dán vào tường bằng keo dán, lại rất đẹp và không bị bẩn do bụi vôi quét tường. Khi cần, chỉ cần dùng vải lau là sạch bong.

Sợi thuỷ tinh có tính cách điện, chịu được nhiệt độ cao. Khi kết hợp với chất dẻo có thể chế tạo được vật liệu phức hợp. Sợi thuỷ tinh là thành phần chủ yếu trong vật liệu nổi tiếng là "thuỷ tinh thép".

Nếu sau khi làm thủy tinh chảy lỏng rồi dùng ống phun với tốc độ cao hoặc ống phun lửa phun thành sợi vừa nhỏ lại vừa ngắn, người ta sẽ nhận được bông thuỷ tinh. Có loại sợi bông thủy tinh siêu nhỏ đến mức khi chập 200 sợi với nhau chỉ tạo thành một sợi nhỏ bằng sợi tóc. Bông thủy tinh có khả năng giữ nhiệt (bảo ôn) siêu hạng. Một tầng bảo ôn bằng bông thủy tinh dày 3cm có khả năng bảo ôn tương đương với khả năng bảo ôn của một bức tường gạch dày 1m. Bông thuỷ tinh cũng có khả năng cách âm rất tốt. Vì vậy bông thuỷ tinh được sử dụng làm vật liệu bảo ôn, cách nhiệt, cách âm, chống rung động cho nhiều công trình công nghiệp.

Dùng sợi thủy tinh chế tạo các ống nội soi có thể giúp các bác sĩ có thể quan sát trực tiếp soi dạ dày, ruột và các cơ quan nội tạng khác. Các tia sáng xuất phát từ một đầu sợi thuỷ tinh, do hiện tượng phản xạ toàn phần ở bên trong sợi, các tia sau nhiều lần phản xạ qua lại sẽ thoát ra ở đầu kia của sợi thủy tinh. Đương nhiên khi sử dụng, thực tế người ta phải chập nhiều sợi thủy tinh tạo thành một tổ hợp sợi. Chỉ cần so sánh xem xét thứ tự, cách sắp xếp, mật độ ánh sáng ở hai đầu sợi dây, các nhà quang học có thể nhận diện được hình ảnh thật không hề bị méo mó ở một trong hai đầu sợi dây.

Ngoài ra dùng sợi thuỷ tinh có thể chế tạo được các dây dẫn quang gây nhiều chuyển biến quan trọng trong lĩnh vực truyền tin trong điện thoại. Dây dẫn quang học có dung lượng lớn, tổn thất đường dây nhỏ, không bị can nhiễu điện từ, tiết kiệm được đồng kim loại, có thể được sử dụng vào lĩnh vực truyền hình ảnh trong kỹ thuật điện thoại truyền hình.

Phạm vi sử dụng của sợi thuỷ tinh rất rộng. Tuỳ theo trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật, sợi thủy tinh ngày càng có nhiều cống hiến to lớn.

Nói "mặt trời mọc ở đằng đông" có đúng không?

Buổi sáng thức dậy, nhìn về phía đông, bạn sẽ thấy ông mặt trời đỏ ối từ từ mọc lên. Thế mà có người dám bảo rằng mặt trời không mọc ở phía đông! Không lẽ lại có chuyện như vậy?

Vì sao pin kiềm sử dụng tương đối bền?

Pin kiềm còn gọi là pin khô mangan, so với loại pin thường dùng (còn gọi là pin kẽm) pin kiềm vừa bền vừa có dòng điện sử dụng lớn, tuổi thọ dài, vỏ...

Có phải tôm he (tôm đôi) sống thành đôi cái đực với nhau không?

Nhắc đến tôm he, không ít người cho rằng tôm he đực và tôm he cái sống với nhau, gắn bó như hình với bóng, giống như đôi uyên ương vậy, cho nên nó có tên gọi khác là tôm đôi. Thực tế đây là một sự hiểu nhầm.

Vì sao phải đưa kính viễn vọng Hapbơn lên vũ trụ?

Kính viễn vọng Hapbơn (Hubble) mang tên nhà thiên văn Mỹ. Ngày 25 tháng 4 năm 1990, kính viễn vọng Hapbơn được máy bay vũ trụ "Phát hiện" đưa vào vũ...

Thiên hà và lỗ đen, vật nào có trước?

Giới thiên văn học vừa phát hiện các thiên hà và lỗ đen trung tâm của chúng phát triển với tốc độ ngang bằng nhau. Khám phá này đặt dấu chấm hết cho...

Tại sao có quy định "lái xe ngồi bên trái đi theo hướng bên phải"?

Ở Trung Quốc, mọi người đã hình thành một thói quen: ở trên đường, xe cộ chạy về bên phải. Vì xe chạy về bên phải, nên ngồi ở bên trái càng dễ quan...

Vì sao sức nặng của vật thể có thể biến đổi?

Nếu có ai nói với bạn rằng sức nặng của một vật thể không phải là cố định mà có thể biến đổi theo những địa điểm khác nhau, liệu bạn có tin không? Song sự thực lại đúng là như vậy...

Tại sao nói rùa là loài vật già nhất thế giới?

Những con vật già nhất trên thế giới sống trên một vài hòn đảo của Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Đó là những con rùa đất khổng lồ mà giờ đây chỉ còn...

Tại sao thực phẩm màu đen lại được mọi người yêu thích?

Trong dân gian Trung Quốc lưu truyền câu chuyện: Công chúa của Ngọc Hoàng đại đế trên thiên đình không chịu được sự cô quạnh của thiên đường đã tự ý...