Vì sao ngồi lâu hay đứng lâu, chân sẽ căng to lên?

Nếu bạn ngồi xem kịch hoặc đứng liên tục mấy tiếng đồng hồ, hai chân có cảm giác căng ra. So với ngồi lâu, đứng lâu không vận động càng khó chịu hơn. Ví dụ, khi bạn sắp đội hình để biểu diễn thể thao, hoặc đón khách, duyệt binh, đứng chưa đến 2 giờ, hai chân đã căng lên, đứng lâu nữa thì bắp chân có thể sẽ phù to.

Vì sao vậy? Đó là vì cơ thể ta chứa rất nhiều nước, chiếm khoảng 60% trọng lượng toàn thân. Tuổi càng bé thì tỷ lệ nước trong cơ thể càng cao.

Thành phần nước này chảy trong cơ thể, phải bảo đảm phân bố cân bằng và không ngừng lưu động mới giữ cho tuần hoàn máu và quá trình hấp thu đào thải được bình thường. Nếu vì một nguyên nhân nào đó, sự tuần hoàn của dịch nước trong cơ thể gặp trở ngại, nó sẽ đọng lại giữa các khe của các tổ chức. Lúc đó, nếu cơ thể có sự hoạt động thích hợp (thông qua sự co bóp và chùng lỏng của các cơ), dịch thể sẽ khôi phục trở lại trạng thái cân bằng. Ví dụ, khi chi dưới hoạt động, cơ bắp co bóp sẽ ép các tĩnh mạch trong cơ bắp, máu trong tĩnh mạch sẽ được đẩy về tim. Nếu ngồi lâu không hoạt động, cơ bắp không co ép thì máu trong tĩnh mạch cơ dưới không dễ chảy về tim.

Khi đứng lâu, do sức hút của quả đất, máu sẽ tích tụ lại trong tĩnh mạch chi dưới, khiến cho áp lực trong tĩnh mạch tăng lên, áp lực trong các mạch máu nhỏ cũng tăng cao, thành phần nước trong máu sẽ chuyển vào các khe giữa các tổ chức nhanh hơn. Do đó, chất lỏng giữa các khe tuần hoàn ít, ngưng lại quá nhiều làm cho ta cảm thấy bắp chân căng lên, sau đó có thể xuất hiện phù chân.

Vì sao nói mọi vật trên thế giới đều do các nguyên tố tạo nên?

Nói cho cùng thì mọi vật trên thế giới do cái gì tạo nên? Từ hơn 2000 năm trước đã có người đặt ra câu hỏi này. Mãi cho đến khi khoa học Hoá học phát...

Vì sao phải xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên?

Khu bảo tồn thiên nhiên là khu bảo tồn hệ thống sinh thái và các loài sinh vật tự nhiên. Mục đích xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên là để bảo tồn các...

Làm thế nào để phân biệt được giữa rắn độc và rắn không độc?

Trên thế giới có khoảng hơn 2500 loài rắn, rắn độc có khoảng trên dưới 650 loài, trong đó Trung Quốc đã có 47 loài rắn độc.

Tại sao con người ngủ hay nghiến răng?

Nghiến răng khi ngủ là một chứng rối loạn vận động trong giấc ngủ khiến hai hàm răng nghiến chặt tạo áp lực lên răng và phát ra âm thanh ken két...

Múi giờ trên thế giới được phân chia như thế nào?

Ta thường lấy vị trí Mặt Trời đi qua trên bầu trời làm tiêu chuẩn để tính thời gian. Mỗi lần Mặt Trời đi qua đường tý - ngọ trên trời là 12 h trưa của...

Tại sao rùa có tuổi thọ rất cao?

Trong thế giới động vật, mọi người đều nói tuổi thọ của rùa là cao nhất, do vậy rùa có biệt hiệu là "sao lão thọ" (thọ tinh).

Vì sao sét dễ đánh vào những vật cao đứng đơn độc?

Đáy các đám mây mưa giông thường tích điện. Điện năng này khiến cho mặt đất phát sinh cảm ứng, sản sinh ra những đám tích điện ngược dấu.

Tại sao ếch trâu có thể nuốt được rắn?

Khi những cơn gió đông đã trở nên ấm áp, mùa xuân tràn ngập mặt đất, thế giới tự nhiên được bao phủ bởi một màu xanh, nếu bạn đi dạo chơi ở những vùng ngoại ô thì sẽ thường xuyên được nghe những tiếng "ộp ộp" vọng ra từ những cánh đồng

Nước biển vì sao lại mặn?

Khi tắm biển, không may sặc nước ta sẽ cảm thấy nước biển vừa mặn vừa đắng, khác hoàn toàn với nước máy, nước sông và nước giếng ta thường dùng.