Nhà máy xử lí nước thải xử lí như thế nào?

Nước thải thành phố bao gồm: nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và nước thải bề mặt, chúng được mạng lưới đường ống nước thải dẫn đến nhà máy để xử lí.

Công nghệ xử lí của nhà máy nên tuỳ tình hình cụ thể mà ứng dụng những hình thức cho phù hợp, đồng thời căn cứ hướng lợi dụng nước thải và hướng thải đi mà có thể dùng công nghệ xử lí có chất lượng tương ứng. Ví dụ xét về khả năng làm sạch tự nhiên của nước cũng như vai trò làm sạch trong quá trình lợi dụng nước thải để xác định mức độ và công nghệ xử lí thích hợp. Nước thải sau khi xử lí cho dù được dùng lại trong công nghiệp, nông nghiệp hoặc dùng làm nước tưới đều phải phù hợp với tiêu chuẩn và quy định chất lượng do Nhà nước quy định. Ở những khu vực thiếu nước nên dùng nước thải làm nguồn nước sử dụng.

Xử lí nước thải thành phố thông thường chia làm 3 cấp. Cấp xử lí thứ nhất là ứng dụng các phương pháp vật lí, tức là dùng các tấm lưới, bể lắng, bể trầm tích để tẩy bỏ những chất ô nhiễm tan trong nước và trứng của các loại kí sinh trùng. Cấp xử lí thứ hai là dùng phương pháp vi sinh, chủ yếu thông qua tác dụng hấp thu đào thải của vi sinh vật để chuyển hoá các chất, làm cho các chất hữu cơ phức tạp trong nước thải được oxi hoá, từ đó mà phân giải chúng thành các chất đơn giản. Phương pháp xử lí vi sinh đòi hỏi chất lượng của nước thải, nhiệt độ, lượng cung cấp oxi và độ pH theo một yêu cầu nhất định. Cấp xử lí thứ ba là dùng công nghệ xử lí chỉ bằng một phương pháp hoặc kết hợp nhiều phương pháp như: sinh hoá, kiềm hoá, thổi hoặc trao đổi ion nhằm khử bỏ nitơ, dùng phương pháp hoá trầm tích để khử bỏ phôtpho, dùng phương pháp oxi hoá để khử bỏ mùi thối, phương pháp than hoạt tính hoặc phương pháp lọc để khử bỏ những chất hữu cơ khó phân giải, dùng phương pháp thẩm thấu để khử bỏ các chất muối, dùng phương pháp clo hoá để tẩy độc, v.v...

Viêc xử lí ô nhiễm nước đô thị ở những quốc gia phát triển được bắt đầu từ khá lâu. Nói chung người ta dùng xử lí cấp một làm phương pháp xử lí ban đầu, xử lí cấp hai làm chính, còn xử lí cấp ba rất ít khi dùng. Những quốc gia này đều cố gắng phổ cập bước xử lí cấp hai, quy mô nhà máy xử lí ngày càng lớn. Họ đang phát triển theo hướng tự động hoá các thao tác theo quy trình công nghệ.

Từ khoá: Nước ô nhiễm đô thị; Công nghệ xử lí nước ô nhiễm.

Vì sao gió ở trên cao thổi mạnh hơn ở dưới thấp?

Chúng ta thường đứng trên lẩu cao hoặc trên tháp cao sẽ cảm thấy gió mạnh hơn trên mặt đất, có thể thấy rằng tốc độ gió mạnh theo độ cao. Lấy thành...

Tại sao đánh rắn phải đánh "bảy tấc"?

Đương nhiên, không phải con rắn nào cũng đánh "3 tấc", "7 tấc", mà còn phải tuỳ thuộc vào sự khác biệt giữa chủng loài và kích cỡ.

Vì sao không nên ăn sò?

Năm 1988, ở Thượng Hải xuất hiện đại dịch viêm gan A. Có gia đình tất cả mọi người đều mắc bệnh.

Tại sao côn trùng gây hại trong ruộng vườn lại không thể trừ hết được?

Trên thế giới có hơn một triệu loài côn trùng, trong đó có một số là côn trùng có ích cho người, như tằm nuôi và tằm thầu dầu. Những côn trùng có ích...

Vì sao vào cuối thế kỉ 19, toán học Trung quốc lại lạc hậu hơn Nhật Bản?

Sự giao lưu văn hóa giữa hai nước Trung Nhật có nguồn gốc từ dài lâu. Toán học ở Nhật Bản được gọi là wasan, trước đây toàn học từ các điển tịch toán...

Vì sao gió thổi lúc mạnh lúc nhẹ?

Gió thổi thường có trận mạnh trận yếu, rất ít khi gió tiến lên phía trước cùng một tốc độ. Trong bản tin khí tượng, báo cáo sức gió to nhỏ thường cấp...

Vì sao chỗ nóng nhất không phải là xích đạo?

Trên Trái Đất chỗ nào nóng nhất? Rất nhiều người cho rằng, xích đạo là nơi nóng nhất, vì khu vực xích đạo Mặt Trời chiếu sáng quanh năm. Thực ra chỗ...

Vì sao bánh xe lại phải là hình tròn?

Vì sao bánh xe lại có dạng hình tròn? Đây không chỉ đơn giản là để xe chạy bon bon trên đường được dễ dàng. Dĩ nhiên là chưa hề ai thấy một chiếc xe...

Tại sao đối với thực vật cần nhiệt độ cao nhưng khi nhiệt độ tăng cao thì lại không tốt cho cây?

Con người rất sợ cái nóng, nhưng hoa màu ở nhiệt độ ấm sẽ lớn nhanh, tốt. Nói chung thời tiết ấm áp có thể thúc đẩy thực vật sinh trưởng; nhưng nếu...