Vì sao núi lửa gây ô nhiễm có tính toàn cầu?

Núi lửa Shenheilon vùng Đông Bắc Mỹ đã từng làm cho báo chí, Đài phát thanh và Đài truyền hình trên thế giới tranh nhau đưa tin. Vì sao các nước khác lại quan tâm đến hoạt động của núi lửa ở Mỹ như vậy? Nguyên nhân đương nhiên rất nhiều, nhưng ở góc độ khoa học môi trường mà nói thì nguyên nhân quan trọng nhất là ở chỗ: núi lửa hoạt động gây nên ô nhiễm môi trường có tính toàn cầu.

Theo thông báo, núi lửa Shenheilon ở Mỹ tuy chỉ xảy ra một lần nhưng đã phun ra khoảng 5 tỉ m3 nham thạch, sức mạnh của nó tương đương hơn 500 quả bom nguyên tử của Mỹ đã ném xuống đảo Hiroshima Nhật Bản trong cuối Chiến tranh thế giới thứ II. Cột khói bụi sừng sững cao mười mấy km chọc thẳng lên trời. Ngoài hàng núi bụi than xỉ hủy hoại con người và nhà cửa trên mặt đất thì một lượng khổng lồ các vi hạt bay lơ lửng trong không trung kéo dài hàng năm, gây nên ô nhiễm đối với tầng không khí thấp nhất – tầng đối lưu. Những vi hạt này còn khuếch tán vào tầng khí quyển thứ hai – tầng bình lưu, gây ô nhiễm tầng bình lưu với độ cao 50 – 55 km.

Khi trong tầng bình lưu của khí quyển chứa một lượng lớn hạt bụi thì Trái Đất giống như bị bao bọc bởi một màn “khăn voan”. Tầng “khăn voan” này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến nhiệt độ mặt đất. Một mặt bụi bặm có thể hấp thụ một phần ánh sáng Mặt Trời rồi chiếu xuống mặt đất làm cho Trái Đất ấm lên, gây nên hiệu ứng tăng nhiệt độ. Mặt khác các hạt bụi còn ngăn cản một phần bức xạ ánh sáng khiến nó phản hồi vào không trung, gây ra hậu quả nhiệt độ giảm thấp ngược lại. Theo các chuyên gia khí tượng phân tích, tác dụng chủ yếu do bụi trên không của núi lửa gây ra khiến cho nhiệt độ Trái Đất giảm thấp. Ví dụ năm 1855, núi lửa ở Ecuađo hoạt động đã phun vào không trung 25 triệu tấn bụi, khiến cho nhiệt độ trên toàn thế giới giảm thấp 0,56oC. Năm 1883, núi lửa ở Inđônêxia phun ra khoảng 50 triệu tấn bụi cũng khiến cho nhiệt độ trên thế giới giảm thấp 0,56oC. Năm 1902 – 1904, núi lửa ở Goatemala, năm 1963 núi lửa ở Pháp đã lần lượt khiến cho nhiệt độ trên thế giới giảm thấp 0,56oC và 0,28oC.

Núi lửa phát sinh gây nguồn ô nhiễm tự nhiên đối với không khí, cho đến nay loài người vẫn chưa có cách gì có thể khống chế được.

Từ khoá: Phát sinh núi lửa; Bụi bặm; Bầu khí quyển; Tầng bình lưu.

Tại sao sau khi trời mưa trên đất sẽ mọc rất nhiều nấm?

Trong các khu rừng và các bãi đất hoang rộng lớn của Trung Quốc, hàng năm đều có vô số loài nấm sinh trưởng, người ta thường gọi chung là nấm ăn,...

Vì sao gió ban ngày mạnh hơn ban đêm?

Ngày hè nóng nực và oi ả, bạn mong cho đêm mau xuống và chờ đợi những làn gió mát. bạn có thể cho rằng buổi tối gió mạnh hơn. Nhưng thực ra, đó chỉ là cảm giác của chúng ta mà thôi...

Vì sao phải bảo tồn tính đa dạng của sinh vật?

Tính đa dạng của sinh vật là chỉ tính đa dạng di truyền, tính đa dạng loài vật và tính đa dạng sinh thái của thực vật, động vật, vi sinh vật. Bảo tồn...

Trò chơi gấp giấy có thể gấp được những đường hình học nào?

Với một tờ giấy, bạn có thể thực hiện một số trò chơi toán học thú vụ dưới đây. Bạn thử thực hiện xem.

Tại sao nói cá heo là loài cá thông minh?

Tháng Mười năm 1987 cuộc chiến tranh Iran Irắc đang diễn ra rất gay go. Đúng lúc đó năm con cá heo, gọi là năm con cá heo mõm dài đã được một đơn vị hải quân Mỹ thả ở eo biển Ormuz để tham gia vào một chiến dịch gỡ mìn...

Tại sao lại có mưa sao Băng?

Vào ban đêm, thường có thể nhìn thấy sao Băng trong bẩu trời loé sáng lên, thể sao Băng gây ra những hiện tượng này phẩn lớn đều chỉ bằng những chiếc...

Lục địa có trôi không?

Mọi người đều biết con giun sống dưới đất, chúng bò rất chậm, hằng ngày đi chẳng được là bao. Nhưng cuối thế kỷ XIX các nhà khoa học phát hiện một...

Tại sao lá dừa thường mọc tập trung ở trên đỉnh ngọn cây?

Cây dừa là tượng trưng của thực vật nhiệt đới, chúng sinh trưởng ở vùng ven biển, cao to thẳng đứng, trên ngọn mọc thành bụi những lá kép dạng lớn,...

Có thật các hành tinh đều ở gần đường hoàng đạo?

Quỹ đạo của các hành tinh chỉ nghiêng một chút so với mặt phẳng quỹ đạo trái đất (hoàng đạo).