Âm lịch và dương lịch ra đời như thế nào?

Các nước, các dân tộc trên thế giới dùng rất nhiều loại lịch, nhưng chủ yếu có thể quy về 3 loại: Dương lịch, âm lịch, âm dương lịch. Nông lịch mà hiện nay Trung Quốc đang dùng có người gọi nhầm là âm lịch, thực ra đó là âm dương lịch, không phải là âm lịch thực sự.

Dương lịch, theo tên gọi thì biết, nó căn cứ vào Mặt Trời, tức là lấy thời gian Trái Đất quay một vòng chung quanh Mặt Trời làm đơn vị thời gian tính. Trái Đất quay quanh Mặt Trời 1 vòng mất 365, 2422 ngày, tức là 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây. Để sử dụng thuận tiện thông thường 1 năm lấy tròn 365 ngày. Đó chính là năm dương lịch.

Vì 365 ngày thì Mặt Trăng tròn, khuyết biến đổi 12 lần, do đó chia một năm thành 12 tháng. Nhưng 365 ngày không thể chia chẵn cho 12 tháng, nên dùng phương pháp tháng đủ và tháng thiếu để sắp xếp. Tháng đủ 31 ngày, tháng thiếu 30 ngày, tháng 2 cũng là tháng thiếu nhưng chỉ có 28 ngày. 12 tháng cộng lại 1 năm có 365 ngày.

Âm lịch ra đời từ Mặt Trăng. Sự biến đổi tròn, khuyết của Mặt Trăng rất có quy luật, bình quân một lần biến đổi là 29,53 ngày, người ta dùng khoảng thời gian này làm đơn vị thời gian tính, gọi là tháng. Tháng đủ có 30 ngày, tháng thiếu có 29 ngày. Vì một chu kỳ biến đổi từ thời tiết nóng sang thời tiết lạnh nhiều hơn một ít so với 12 lần biến đổi của trăng tròn khuyết, do đó lấy 12 tháng (tháng âm lịch) làm 1 năm (âm lịch). Một năm là 354 ngày hoặc 355 ngày, đó là âm lịch chân chính. Thời cổ Trung Quốc và Ai Cập đầu tiên đều dùng theo âm lịch.

Một chu kỳ biến đổi thời tiết nóng lạnh là 365 ngày, còn một năm âm lịch chỉ có 354 hoặc 355 ngày. Một năm chênh nhau 10 hoặc 11 ngày, 3 năm chênh nhau hơn 1 tháng. Để khiến cho phương pháp làm lịch thích hợp với chu kỳ biến đổi nóng lạnh của thời tiết thì năm thứ 3 cộng thêm 1 tháng, năm đó có 13 tháng, tháng thêm gọi là tháng nhuận. Như vậy một năm có 384 hoặc 385 ngày. Trung Quốc triều đại nhà Ân cách đây 3000 năm đã gọi đó là tháng 13. Đến năm cách đây 2600 năm người ta dùng phương pháp "19 năm có 7 lần nhuận" để đặt ra tháng nhuận. Đó chính là "Nông lịch" hiện nay chúng ta đang sử dụng. Phương pháp đặt tháng nhuận khiến cho lịch pháp của nông lịch phù hợp với chu kỳ biến đổi của thời tiết, giống như là sự kết hợp giữa âm lịch và dương lịch. Lịch pháp như thế không phải là lịch âm thuần tuý mà là âm dương lịch kết hợp.

Tại sao ong mật sau khi đốt người xong lại bị chết?

Mọi người đều biết, ong mật có thể đốt người, bởi vậy rất nhiều người sợ ong. Thực ra, ong mật bất đắc dĩ lắm mới đốt người, bởi vì sau khi ong đốt người xong thì chính nó cũng phải chết.

Tại sao cây cải thìa sau khi sương xuống lại ngọt hơn?

Mùa đông giá lạnh đến, đàn én sợ lạnh sớm đã di cư về phương Nam, những chú thỏ rừng cũng mọc lông dày hơn, hay những con rắn cũng chui sâu vào trong...

Tầng khí quyển dày bao nhiêu?

Tầng khí quyển bao quanh Trái Đất, càng lên cao thì mật độ càng thưa loãng, và tiến dần vào trong không gian Vũ Trụ.

Vì sao trên núi cao nấu cơm không chín?

Những người thăm dò địa chất và vận động viên leo núi hoạt động trên núi cao thường hay gặp chuyện lúng túng như thế này: nước trong nồi cơm sôi sùng sục đã lâu, hơi nước bốc nghi ngút, song cơm trong nồi vẫn sống.

Vì sao tuổi càng cao càng sợ lạnh?

Cuối mùa thu, khi thanh niên còn mặc áo sơ mi thì người già đã phải mặc áo len. Đến mùa đông, người già càng sợ lạnh; tuổi càng cao càng sợ lạnh.

Tại sao cây ngân hạnh lại được gọi là "hóa thạch sống"?

Cây ngân hạnh là loại cây đặc sản của Trung Quốc. Trên thế giới chỉ có một số nước lấy giống từ Trung Quốc trồng được thôi.

Thành phố biển tương lai sẽ thế nào?

Biển là một kho báu tài nguyên lớn, đi đôi với sự cạn kiệt tài nguyên trên đất liền và mức độ chiếm hữu không gian đất liền ngày càng lớn, xã hội loài...

Vì sao có động vật ngủ đông, có động vật không ngủ đông?

Hàng năm cứ vào đẩu mùa đông rất nhiều con vật biến mất khỏi mắt chúng ta. Một số con di cư, một số con khác thì chìm vào giấc ngủ sâu. Các nhà khoa học đặt tên cho giấc ngủ mùa đông là “sự ngủ đông”....

Côn trùng có mấy loại "miệng"?

Các nhà khoa học gọi "miệng" của côn trùng là giác quan hai bên miệng. Tuy trong vương quốc côn trùng có hơn 1 triệu thành viên, nhưng kiểu giác quan hai bên miệng của chúng lại không nhiều