Thế nào là "Chính sách bong bóng"?

"Chính sách bong bóng” là chính sách quản lí môi trường rất nổi tiếng được người Mỹ đặt ra năm 1979. Chữ “bong bóng” ở đây là chỉ như bong bóng xà phòng. Chúng ta đều biết một nhà máy trong quá trình sản xuất thông thường sẽ thải ra môi trường nhiều chất ô nhiễm. Còn cơ quan bảo vệ môi trường lại căn cứ vào những pháp quy và tiêu chuẩn môi trường khác nhau để quản lí các chất phế thải gây ô nhiễm. Vì tình hình sản xuất của các nhà máy khác nhau, nên chủng loại và số lượng các chất ô nhiễm thải ra cũng khác nhau. Nếu dùng một tiêu chuẩn chung để đo thì sẽ xuất hiện tình trạng có chất ô nhiễm thấp hơn tiêu chuẩn rất xa, nhưng lại có chất ô nhiễm vượt xa tiêu chuẩn. Muốn cho các nhà máy xử lí các chất ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn thì e rằng họ phải tốn rất nhiều kinh phí.

“Chính sách bong bóng” là xem mỗi nhà máy hoặc một khu vực như một quả bóng, chỉ cần tổng lượng các chất ô nhiễm do quả bóng này thải ra bên ngoài không vượt quá tiêu chuẩn của Nhà nước quy định và duy trì được mãi thì chất lượng không khí xung quanh sẽ không bị tổn hại, như vậy có thể cho phép nhà máy tự điều chỉnh các nguồn ô nhiễm trong phạm vi bong bóng, tức là có thể giảm thấp một loại ô nhiễm nào đó để cân bằng với một loại ô nhiễm khác bị tăng lên. Như vậy nhà máy sẽ không đến nỗi mất nhiều kinh phí vào việc khống chế và xử lí chất ô nhiễm, họ có thể giảm thấp lượng phế thải bằng cách dùng tiền tiết kiệm được từ chất này chuyển thành kinh phí để xử lí chất ô nhiễm cao hơn. Do đó nhà máy sẽ hao tốn kinh phí ít nhất mà vẫn đạt được hiệu quả xử lí tốt nhất. Trong phạm vi quả bong bóng là một khu vực thì cơ quan bảo vệ môi trường có thể căn cứ vào tình hình thực tế của các nhà máy khác nhau, căn cứ vào những chất ô nhiễm mà chúng thải ra để nâng cao hoặc hạ thấp so với tiêu chuẩn, khiến cho lượng đào thải của các nhà máy được điều hòa, từ đó mà tổng lượng chất thải trong khu vực nằm trong tiêu chuẩn Nhà nước quy định. Sau khi mô hình quản lí mới này ra đời đã được các cơ quan hoan nghênh và đón nhận.

Ý nghĩa lớn nhất của “Chính sách bong bóng” là ở chỗ, nó là hình tượng nguyên thủy của “Chính sách khống chế tổng lượng chất thải ô nhiễm”. Ngày nay rất nhiều nước bao gồm cả Trung Quốc trong xử lí ô nhiễm môi trường đều thực hiện chính sách khống chế tổng lượng chất thải ô nhiễm.

Từ khoá: “Chính sách bong bóng”; Khống chế tổng lượng.

Vì sao núi Phú Sĩ vươn cao khác thường?

Biểu tượng của đất nước Mặt trời mọc -ngọn núi Phú Sĩ tuyệt mỹ lâu nay vẫn khiến các nhà khoa học thắc mắc. Có cái gì đó hơi bí ẩn ở nơi đây: Ngọn núi...

Tại sao mầm cây lại phát triển cong về hướng Mặt Trời?

Năm 1880, nhà sinh vật học Đácuyn (Darwin) đã quan sát thấy một hiện tượng kì lạ: nếu mầm cây lúa, cây mạch có ánh sáng chiếu vào thì sẽ cong về hướng...

Vì sao khi khóc to, nước mũi chảy nhiều theo nước mắt?

Khi bị oan uổng hoặc trong lòng cảm thấy hờn tủi, nhịn không được, bạn sẽ khóc to. Từ bé đến lớn, bạn chắc đã khóc to nhiều lần.

Vì sao phân cấp cung cấp nước có thể tiết kiệm nguồn nước?

Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quí báu của nhân loại. Mấy chục năm gần đây vì lượng dùng nước trong công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt tăng lên...

Vì sao phải tiến hành "thí nghiệm thời tiết toàn cầu"?

Dự báo thiên tai như gió lốc, mưa bão, tuyết rơi, gió rồng cuốn (vòi rồng), mưa đá, hạn hán và lũ lụt để đề phòng là nhiệm vụ đầu tiên quan trọng nhất...

Vì sao cái kim dễ xuyên vào vật khác?

Dùng đầu cái kim xuyên vào tờ giấy, cái kim xuyên thủng một lỗ nhỏ trên giấy rất dễ dàng. Nếu quay ngược kim lại, lấy cái đầu cùn hơi tròn tròn xuyên vào giấy thì không mấy dễ dàng xuyên thủng được giấy...

Vì sao thiết bị mang người vào vũ trụ phải có hệ thống bảo hiểm?

Thiết bị vũ trụ mang người có nhiều điểm giống với vệ tinh nhân tạo, nhưng có một việc khác biệt rất lớn đó là trên thiết bị này còn có hệ thống bảo...

Kì lân là động vật gì?

Trên một số tranh bình phong dân gian hoặc điêu khắc, đôi khi bạn có thể nhìn thấy một loài thú rất hiếm lạ kì quái: hình dáng giống hươu, toàn thân được phủ vảy giáp, miệng màu đỏ, hàm dưới có râu dài, thân rực sáng như lửa...

Thực phẩm ta ăn vào biến đi đâu?

Hơn 300 năm trước, giáo sư Sankerfreise người Italy đã làm một thí nghiệm rất lạ nhưng cũng rất thú vị: Ông treo một chiếc ghế vào đầu một cán cân rất...