Like
Share
Copy link
Buổi sáng ngủ dậy, nếu soi gương, ta sẽ thấy khóe mắt gần sống mũi có một ít dử, khi nhiều khi ít. Dù buổi tối trước khi đi ngủ, ta đã rửa mặt rất sạch, khi ngủ mắt nhắm, không có bụi rơi vào thì sáng dậy vẫn có dử mắt. Vậy dử mắt từ đâu ra?
Mắt ta có một mẩu giống như xương sụn, gọi là "mí mắt". Trong mí mắt có nhiều ống nhỏ sắp xếp rất ngay ngắn, gọi là "tuyến góc mắt". Miệng của tuyến này nằm đúng chỗ mép khóe mắt, gần mũi, không ngừng tiết ra một chất "mỡ". Bạn không nên coi thường chất mỡ này, vì tác dụng của nó rất lớn. Ban ngày, nó được bôi lên quanh mắt nhờ động tác nháy mắt, nhằm ngăn cản nước mắt chảy ra ngoài và ngăn mồ hôi chảy vào mắt. Lúc ngủ, mắt nhắm liên tục trong một thời gian dài, chất mỡ này được dùng không hết, nó trộn lẫn với các tạp chất đã lẩn vào mắt lúc ban ngày và số nước mắt còn thừa lại, dần dần tập trung vào khóe mắt. Đó không phải là bệnh.
Nếu dử mắt ra quá nhiều kể cả ban ngày và ban đêm, dử gắn lông mi hai mí lại với nhau khiến mắt không mở được nghĩa là mắt đã bị viêm do vi khuẩn hoặc virus. Cần đến bệnh viện để kiểm tra, điều trị.
Giấy và nghề in được phát minh như thế nào?
Tại sao hoa lan bị cho rằng chỉ ra hoa không kết hạt?
Tại sao cùng một loài cây ở nơi khô hạn thì bắt rễ sâu, còn ở nơi ẩm ướt thì bắt rễ nông?
Vì sao môn toán được tất cả các nước trên thế giới chọn làm môn học chính ở bậc phổ thông?
Loại hợp chất cao phân tử thiên nhiên nào bền vững nhất?
Vì sao nói biển là máy điều tiết khí hậu khổng lồ?
Trong đại gia đình hệ Mặt trời có những thành viên chủ yếu nào?
Xa lộ thông tin là gì?
Thế nào gọi là thiên văn học toàn sóng?