Vì sao trên không ở vùng cực Trái Đất có lỗ thủng ozon?

Tương truyền đời xưa Thủy thần và Hỏa thần gặp nhau, vì tranh quyền xưng bá thiên hạ nên sát phạt lẫn nhau. Thủy thần đại bại vì căm tức mà húc đầu vào các ngọn núi chung quanh. Kết quả là đổ một cột trụ chống trời, gây ra một lỗ thủng lớn. Đó là truyện thần thoại Trung Quốc, không phải là sự thật. Ngày nay ở trên không vùng cực Trái Đất đã có lỗ thủng lớn. Các nhà khoa học gọi đó là lỗ thủng tầng ozon.

Ở tầng đẳng nhiệt cách mặt đất từ 10 - 50 km có một tầng không khí gọi là tầng ozon. Phân tử ozon gồm ba nguyên tử oxi cấu tạo nên, tức là O3. Tầng ozon có thể hấp thụ 99% tia tử ngoại của Mặt Trời, là cái dù bảo hộ loài người và các sinh vật khác trên Trái Đất. Nhưng cái dù bảo hộ này đã bị phá hoại nghiêm trọng. Mấy năm gần đây các nhà khoa học khảo sát Nam Cực phát hiện thấy trong tầng ozon trên không của Nam Cực đã xuất hiện một lỗ thủng lớn. Theo sự khám phá của vệ tinh khí tượng quỹ đạo cực Vũ vân số 7 thì lỗ thủng này nằm gần điểm cực Nam Cực, hình elip. Diện tích của nó tương đương diện tích nước Mỹ, độ dày vượt quá độ cao đỉnh Chômôlungma của Trung Quốc. Không chỉ có một lỗ thủng đó mà gần đây các nhà khoa học còn phát hiện trên không của vùng Bắc Cực cũng có một lỗ thủng ozon dày từ 19 - 24 km. Có người còn phát hiện tầng ozon trên toàn cầu đang có xu thế mỏng dần.

“Các lỗ thủng ozon” do đâu tạo ra? Để giải thích vấn đề này, các nhà khoa học có nhiều ý kiến khác nhau. Có người cho rằng, điều đó có thể liên quan với nạn cháy rừng liên tiếp ở vùng Amazon, có người cho rằng, tầng ozon đang biến đổi có thể do liên quan với chu kỳ biến đổi tự nhiên của hoạt động các vết đen trên Mặt Trời, một số học giả khác lại cho rằng, sở dĩ xuất hiện lỗ thủng tầng ozon ở các cực là vì ở đó khí hậu lạnh dần. Ban đêm ở điểm cực của Trái Đất, hiệu suất trao đổi nhiệt rất thấp, do đó nhiệt độ trên không ở điểm cực Trái Đất rất thấp, tầng không khí được đốt nóng, nên xuất hiện hiện tượng không khí vận động đi lên, đưa các chất khí trong tầng đối lưu có hàm lượng khí ozon thấp đi vào tầng bình lưu, thay thế chất khí trong tầng bình lưu vốn có hàm lượng khí ozon cao. Như vậy tổng lượng ozon trong cả tầng bị giảm thấp rõ rệt.

Nhưng đa số các nhà khoa học cho rằng, các lỗ thủng ozon trên vùng cực Trái Đất là do con người gây nên. Cùng với sự phát triển của công nghiệp hiện đại, đặc biệt là sự tăng không ngừng của tủ lạnh gia đình và các nhà máy đông lạnh, khiến cho môi trường làm lạnh freon thải vào trong không khí một lượng lớn clo cacbua, flo cacbua. Những chất này không giống như những hóa chất khác, nó không thể phân giải được trong không khí. Nó bay trôi nổi lên tầng đẳng nhiệt, dưới tác dụng của tia tử ngoại mà sinh ra những nguyên tử flo trôi nổi. Các nguyên tử flo này hấp thụ một nguyên tử oxi trong khí ozon (một nguyên tử flo có thể phá hoại gần 10 vạn phân tử ozon) khiến cho ozon biến thành khí O2, do đó trong không khí xuất hiện lỗ thủng ozon. Vì tầng ozon - dù bảo hộ của Trái Đất bị phá hoại, cho nên sát thủ vô hình của tia tử ngoại bị chọc thủng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến loài người và sinh vật sống trên Trái Đất. Do đó đầu tháng 3 năm 1989, các vị đứng đầu chính phủ của 123 nước trên thế giới và các nhà khoa học đã mở Hội nghị quốc tế ở London với chuyên đề Bảo vệ tầng ozon của khí quyển. Hội nghị đã kêu gọi nhân dân toàn thế giới lập tức hành động ngăn chặn sử dụng các môi chất đông lạnh, bảo vệ tầng ozon của khí quyển, nhanh chóng vá lại lỗ thủng ozon để cứu vãn Trái Đất!

Tại sao vệ tinh địa tĩnh có thể đứng yên?

Đứng ở một nơi nào nếu ném một quả cẩu theo chiều nằm ngang, do lực hấp dẫn của Trái đất, quả cẩu sẽ bay theo một đường cong và nhanh chóng rơi xuống...

Tại sao hạt dưa hấu lại không nảy mầm trong quả được?

Mùa hè là mùa dưa hấu chín rộ, những đoàn xe, thuyền chở đầy ắp dưa từ nơi trồng trọt lũ lượt vào trong thành phố. Điều thú vị là trên đường vận...

Tại sao khi bay qua những đám mây tích điện, máy bay không bị sét đánh trúng?

Trong những ngày mưa to gió lớn, máy bay gặp phải những đám mây tích điện là vô cùng nguy hiểm...

Vì sao trên mặt đất có rất nhiều núi?

Trên mặt đất diện tích lục địa chỉ chiếm khoảng 29% toàn diện tích. Nhưng trên diện tích lục địa không lớn đó, núi và cao nguyên cao hơn mặt biển 2.

Tại sao cá ấn thích sống dựa vào lưng những động vật lớn ở hải dương?

Cá ấn là một loại cá biển rất thú vị, nó chu du khắp nơi trong nước, nhưng nó thường không phải tiêu hao một chút sức lực nào, mà là dựa vào sức lực của kẻ khác. Vì vậy, cá ấn đã trở thành "lữ hành gia miễn phí" nổi tiếng.

Tại sao cần phát triển xe máy điện?

Xe gắn máy chạy xăng gây ô nhiễm không khí và ô nhiễm tiếng ồn hết sức nghiêm trọng đối với môi trường đô thị, đã thành một sự thực không còn phải...

Đường cao tốc tự động có gì đặc biệt?

Giả sử bạn nhìn thấy một người lái xe ngồi trong ô tô mà không cần làm gì cả, ô tô vẫn cứ chạy đến nơi mà anh ta muốn, bạn sẽ khẳng định rằng đó là...

Tại sao cá voi biết "tự sát tập thể"?

Sáng sớm ngày 22 tháng 12 năm 1985, tại vịnh Đả Thuỷ áo, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, nước thuỷ triều dâng cao, sóng biển cuồn cuộn, các ngư dân ở thôn...

Vì sao Hoả Tinh lại màu đỏ?

Hoả Tinh giống như một khối lửa hiện lên trên bầu trời mênh mông. Từ kính viễn vọng mà nhìn, Hoả Tinh giống như một khối cầu lửa đang bốc cháy.