Vì sao trên mặt đất có rất nhiều núi?

Trên mặt đất diện tích lục địa chỉ chiếm khoảng 29% toàn diện tích. Nhưng trên diện tích lục địa không lớn đó, núi và cao nguyên cao hơn mặt biển 2.000 m đã chiếm 11% diện tích lục địa, vùng núi cao hơn mặt biển 1.000 m chiếm trên 28% tổng diện tích, như vậy núi chiếm khoảng 42 triệu km2 toàn diện tích lục địa. Diện tích này tương đương vói diện tích châu Á. Nếu cộng thêm một ít núi thấp và gò đồi thì có thể nói khắp lục địa đều có núi.

Vì sao trên Trái Đất lại nhiều núi như thế?

Nhà cơ học địa chất Lý Tứ Quang cho rằng: động lực chủ yếu tạo nên núi là sức ép chiều ngang của vỏ Trái Đất. Nói chung có hai loại sức ép, một loại là vì sự biến đổi tốc độ tự quay của Trái Đất mà tạo nên sức ép chiều ngang theo hướng đông - tây, một loại khác là vì tốc độ tiếp tuyến ở những vĩ độ khác nhau do Trái Đất tự quay gây nên khác nhau, tạo thành sức ép của vỏ Trái Đất theo hướng đường xích đạo. Hai loại sức ép này cộng thêm lực xoắn do vỏ Trái Đất chịu lực không đồng đều gây nên đã hình thành những mảng núi có hướng khác nhau.

Nói chung vỏ Trái Đất là bộ phận tương đối cứng và chặt, khi chuyển động thường dễ bị nứt gãy, hai bên chỗ nứt gãy sẽ dâng cao lên hoặc hạ thấp xuống, có lúc hình thành núi, nhưng nhiều trường hợp là bị hạ thấp xuống làm cho địa hình tương đối bằng phẳng. Còn trong vỏ Trái Đất ở những chỗ mỏng yếu hơn thường phát sinh nếp nhăn nếu nhô lên sẽ biến thành mạch núi kéo dài, trên thế giới có nhiều mạch núi được hình thành như thế. Ở nhiều núi, ta có thể thấy tầng nham thạch biến thành khúc khuỷu. Điều đó chứng tỏ ở đây đã từng phát sinh nếp nhăn. Dưới tác dụng của lực lớn và chậm, tầng nham thạch trong vỏ Trái Đất có thể có độ dẻo nhất định, từ ban đầu gần với trạng thái mặt bằng thì nay biến thành lồi lõm. Sự hình thành của gò đồi là do sự vận động của Trái Đất tạo nên, nhưng tính chất của vỏ Trái Đất ở đó cũng có một tác dụng quyết định nhất định.

Sự vận động của vỏ Trái Đất tạo nên lồi lõm trên mặt đất, khiến cho nước chảy bề mặt có môi trường hoạt động. Chỗ địa thế cao thấp chênh nhau nhiều thì sự xói mòn của dòng nước càng lớn, nó có xu thế làm cho những bộ phận lồi lên bị bào mòn. Gió và băng tuyết cũng có tác dụng như thế, vì vậy có một số ngọn núi cao dần dần bị hạ thấp, thậm chí lâu ngày biến thành bình địa. Nhưng vì vỏ Trái Đất vận động không ngừng, như dãy núi Hymalaya được hình thành cách đây từ 80 - 2 triệu năm trước, ở kỷ Thứ ba đại Tân sinh, đến nay vẫn còn tiếp tục dâng cao. Vì vậy ngày nay Trái Đất chúng ta đang ở vào sau thời kỳ tạo thành núi. Ví dụ dãy Hymalaya từ Trung Á đến Arpixi đều được hình thành trong lịch sử cận đại của Trái Đất. Vì vậy trong giai đoạn hiện nay trên Trái Đất có rất nhiều núi.

Trong quá trình nước chảy bề mặt xâm thực mặt đất, vì tính chất đất đá các vùng khác nhau, cường độ chống xâm thực của chúng khác nhau, đồng thời năng lực xâm thực của nước cũng khác nhau, cho nên có một số chỗ ở những thời kỳ nhất định không bị bào bằng, ngược lại mặt đất còn bị gọt giũa thành những chỗ cao thấp lồi lõm. Nhiều ngọn núi tuy nguyên nhân cơ bản do vỏ Trái Đất vận động tạo nên, nhưng hình thù của nó như ngày nay là vì bị nước và gió đẽo gọt mà thành. Do nhiều nguyên nhân phức tạp đan xen nhau, cho nên trên Trái Đất không những nhiều núi mà hình thù của chúng cũng muôn màu muôn vẻ.

Tại sao nói "Cây to rễ sâu"?

Đối với loài thực vật, rễ cây có sâu thì lá mới dày, lá dày thì hoa mới nở rộ. Rễ của loài thực vật Kiều mộc có thể cắm sâu dưới lòng đất từ 1 2 m;...

Kho tri thức là gì?

"Kho lương", "kho sách", "kho tàng" thì mọi người đều đã biết. Nhưng "Kho tri thức" thì bạn đã nghe nói tới chưa? "Kho tri thức" là gì vậy?

Tại sao có một số kí sinh trùng có ích với loài người?

Nhắc đến kí sinh trùng, không khỏi làm cho người ta cảm thấy đáng ghét, bởi vì kí sinh trùng mà mọi người quen thuộc nhất chính là giun đũa, nó thích kí sinh trong đường tiêu hoá...

Tại sao phải phát triển ngành nông nghiệp sinh thái?

Ở nông thôn các vùng Chiết Giang, Giang Tô, Quảng Đông Trung Quốc, họ đào ao, trong ao nuôi cá, trên ao trồng dâu, dưới cây dâu trồng cỏ, lấy dâu nuôi...

Tại sao phải xây dựng đường sắt trên mặt nước?

Đường sắt trên mặt nước không phải là đặt đường ray lên cầu vượt qua sông qua biển, mà là đưa đoàn tàu lên một loại phà lớn được chế tạo đặc biệt, rồi...

Vì sao nữ giới thường dịu dàng, ôn hòa hơn nam giới?

Nói chung, tính cách của nam và nữ không giống nhau. Nam giới có tính đua tranh và độc lập khá mạnh, còn nữ giới tương đối ôn dịu, giàu lòng đồng cảm.

Vì sao độ sáng của một số hằng tinh lại biến đổi?

Năm 1956 một nhà thiên văn nghiệp dư khi quan sát các hằng tinh đã phát hiện ngôi sao cấp 3 trong chòm sao Cá kình độ sáng thay đổi dần, tối đến mức...

Vì sao vòng năm của cây có thể phản ánh lịch sử ô nhiễm môi trường?

Trên mặt cắt ngang của thân cây có thể nhìn thấy nhiều vòng tròn đồng tâm có màu sắc đậm nhạt khác nhau, đó chính là vòng năm của cây. Nó không những...

Vì sao hệ thống miễn dịch của cơ thể có thể tiêu diệt được vi khuẩn?

Trong cơ thể người bình thường, hệ thống miễn dịch rất hoàn chỉnh. Khi cơ thể bị vi khuẩn gây bệnh tấn công, hệ thống miễn dịch sẽ được kích hoạt và...