Kĩ thuật "nhân bản vô tính" có thể cứu các loài vật khỏi bị tiêu diệt không?

Kể từ khi các nhà khoa học Anh “nhân bản vô tính” con cừu “Đôli” đến nay, đã có tiếng vang rất lớn trên thế giới. Ngoài cừu ra thì những động vật khác như thỏ, bò, khỉ cũng đã lần lượt có “Đôli” ra đời. Có người còn đề nghị dùng phương pháp “nhân bản vô tính” để cứu vãn các loài động vật quí hiếm sắp bị diệt chủng, hi vọng có thể cứu vãn được chúng. Vậy kĩ thuật “nhân bản vô tính” có thể khiến cho các loài vật sắp bị diệt chủng tiếp tục kéo dài được không?

Kĩ thuật “nhân bản vô tính” quả thật làm tăng lên đáng kể số lượng của loài vật. Nhưng quá trình “nhân bản vô tính” chỉ là di truyền mà không sản sinh đột biến. Do đó không có lợi cho sự tiến hóa của loài vật. Muốn khiến cho loài vật được bảo tồn thì phải vừa bảo tồn, vừa tăng thêm tính đa dạng gen của chúng. Còn những con vật dùng kĩ thuật “nhân bản vô tính” sản xuất ra thì vẫn chỉ là phiên bản của con mẹ, không có tính đa dạng. Chỉ có thông qua giao phối tự nhiên thì gen của con được hình thành từ bố và mẹ mới có thể có tính đa dạng và có thể tăng thêm theo từng đời.

Rừng bị chặt phá quá mức, thảo nguyên bị khai khẩn, chăn thả quá mức, lấn hồ làm ruộng không hợp lí, sự ô nhiễm do các chất phế thải dẫn đến môi trường sinh sống của sinh vật ngày càng xấu đi, cộng thêm loài người săn bắt, khiến cho đa số các loài vật giảm ít, thậm chí bị tiêu diệt. Ở Trung Quốc gần nửa thế kỉ nay có hàng chục loài động vật đã bị tiêu diệt, hơn 400 loài động vật hoang dã đang có nguy cơ bị diệt vong, 1.019 loài thực vật cũng sắp bị xóa sổ. Con đường cứu vãn chân chính những loài vật này không thể dựa vào kĩ thuật “nhân bản vô tính” mà phải tăng cường bảo vệ các loài vật, ra sức cải thiện môi trường sinh sống của chúng, dùng những biện pháp có hiệu quả để bảo vệ ngôi nhà của chúng, khiến chúng không bị phá hoại, đó mới là thượng sách. Còn kĩ thuật “nhân bản vô tính” chỉ có tác dụng bổ trợ.

Từ khoá: Kĩ thuật “nhân bản vô tính”; Loài vật sắp bị tiêu diệt; Tính đa dạng gen.

“Chiến tranh lạnh” là gì?

Sau khi Chiến tranh thế giới II kết thúc, trong tình hình chính trị thế giới đã xảy ra một sự thay đổi rất lớn: phe tư bản chủ nghĩa phương Tây do các...

Tại sao đũa nhìn trong nữa trông như bị gãy?

Trong cuộc sống có nhiều hiện tượng lí thú mà bạn đội khi không để ý. Ví dụ, bạn thả chiếc đũa vào trong bồn rửa hoặc vào trong bát hay chén nước, một nửa của chiếc đũa ngập trong nước, nửa còn lại ở bên trên...

Vì sao "đồng hồ cacbon" lại có thể đo được tuổi của các đồ vật cổ?

Nếu có ai hỏi bạn bao nhiêu tuổi, nhất định bạn trả lời một cách chính xác ngay, không do dự. Nhưng nếu như đối mặt với một mảnh gỗ từ di chỉ cổ xưa...

Thế nào là điện thoại hội nghị?

Trong cuộc sống hằng ngày, người ta thường phải triệu tập cuộc họp toàn quốc hoặc cấp tỉnh thành. Nhân viên tổ chức hội nghị thường phải làm công việc...

Đặt trạm cung ứng phụ tùng ở đâu là hợp lí nhất?

Trên một tuyến đường có ba cỗ máy cái đang làm việc. Ta cần bố trí một trạm cung ứng phụ tùng máy A trên tuyến đường.

Vì sao lưỡi có thể biết được hương vị thức ăn?

Có người gọi đầu lưỡi là "máy nếm". Quả đúng thế, các vị chua, cay, đắng, ngọt, bùi của thức ăn trước hết đều do lưỡi thưởng thức.

Tại sao bộ rễ của thực vật đều rất dài và rất nhiều?

Thực vật thường phân làm hai phần: trên mặt đất và dưới mặt đất. Phần ở dưới mặt đất gọi là bộ rễ.

Tại sao bọ chó có thể nhảy rất cao?

Bọ chó là "quỷ hút máu" nổi tiếng, cơ thể nó rất dẹt, thân dài cũng chỉ có 1 ~ 5 mm, đầu nhỏ nhưng không có cánh.

Vì sao môn toán được tất cả các nước trên thế giới chọn làm môn học chính ở bậc phổ thông?

Trong chương trình học của bậc học phổ thông, toán, văn và ngoại ngữ được xem là ba môn học chính. Trong các năm học từ cấp một đến cấp ba, năm nào...