Tại sao kiến không bị lạc đường?

Loài kiến sống cuộc sống theo đàn, chúng đều có "nhà" của chính mình. Vào thời tiết nắng ấm, chúng thường phải ra ngoài tìm kiếm thức ăn, có khi phải đi đường rất xa. Từ nơi rất xa lại tìm về được "nhà" của chính mình, thật không phải là một chuyện đơn giản, nhưng con kiến bé nhỏ lại có một bản năng tìm đường rất giỏi, khó mà bị lạc đường được. Các nhà khoa học khi nghiên cứu về loài kiến, đã phát hiện ra thị giác của kiến rất nhanh nhạy, không những cảnh vật trên đường được chúng dùng để nhận biết đường đi, mà còn cả cảnh vật trên bầu trời cũng có thể được chúng dùng để nhận biết đường đi. Có người đã làm một cuộc thử nghiệm như sau: nhân lúc một đàn kiến đang trên đường về tổ, dùng một bình phong hình ống nhốt chúng lại, làm cho chúng không thể nhìn được cảnh vật xung quanh, chỉ có thể nhìn thấy bầu trời, kết quả là đàn kiến bò vẫn đúng đường. Sau đó, người ta lại dùng một tấm ngang chặn phía trên của đàn kiến về tổ, ngoài ra đặt rất thấp, làm cho chúng không thể nhìn thấy cảnh vật của bầu trời và xung quanh, lúc này chúng bắt đầu bò loạn lên. Do vậy, có thể thấy rằng, vị trí của Mặt Trời và ánh sáng trên trời phản xạ xuống, đối với kiến mà nói đều có thể dùng để nhận biết được hướng chúng về tổ.

Ngoài dựa vào mắt ra, kiến còn có thể căn cứ vào mùi để nhận biết. Cuộc thử nghiệm đã chứng minh rằng, có một số loài kiến lưu lại một loại mùi trên mặt đất chúng bò qua, trên đường về chỉ cần theo mùi này thì không thể nhầm đường được. Trên đường mà loài kiến này bò qua, nếu như dùng ngón tay vạch ngang một đường, phá hỏng sự nối tiếp của mùi, vậy thì đã làm cho chúng lạc hướng trong thời gian ngắn. Cũng có loài kiến, tuy không thể lưu lại mùi gì đặc biệt trên đường chúng bò qua, nhưng chúng rất quen thuộc đối với mùi của thiên nhiên chung quanh đường, bởi vậy cũng sẽ không bị lạc đường.

Do kiến có khả năng tìm đường như trên, cho dù khi mây bao phủ dày đặc, trời xanh bị che lấp, hay khi mùi trên mặt đất bị các động vật lớn dẫm hỏng, chỉ cần còn giữ được một số đầu mối có thể sử dụng thì cũng vẫn có thể tìm được về tổ kiến, chỉ là lại phải đi thêm một số đường vòng mà thôi.

Âm thanh có ảnh hưởng gì đến não?

Ngày nay, trên thế giới đang thịnh hành phương pháp "thai giáo". Ngay khi đứa trẻ còn trong bụng mẹ, người ta đã dùng âm nhạc hoặc kể chuyện để kích thích bộ não của trẻ phát triển đầy đủ hơn.

Vì sao xử lí không thích đáng loại rác thải nguy hiểm dễ gây nên tai họa?

Rác thải nguy hiểm tức là chỉ các vật phế thải có tính độc dễ bốc cháy, dễ hoen gỉ và có tính truyền nhiễm, hoặc có tính phóng xạ, trong các chất hóa...

Tại sao máy kéo lại có bánh trước nhỏ bánh sau to

Nói chung ô tô đều có bốn bánh bằng nhau. Máy kéo cũng có bốn bánh, nhưng thật kì lạ là hai bánh sau to, hai bánh trước nhỏ.

Có thể giảm đau khi tiêm không?

Người ốm thì phải uống thuốc hoặc phải tiêm. Trong hai cách đó, hiệu quả của thuốc theo đường tiêm sẽ nhanh hơn nhiều so với đường uống.

Khi thấy khỉ macaca, tại sao không được nhìn chăm chú vào mắt của chúng?

Khi chúng ta gặp khỉ macaca, thiện cảm trời sinh đối với loài khỉ thường khiến chúng ta chăm chú nhìn vào chúng, không ngờ khỉ macaca lại không cảm...

Trên thế giới cây nào to nhất, cây nào cao nhất?

Trên Trái Đất có mấy trăm nghìn loài cây, trong thế giới thực vật nhiều như vậy, có những cây cỏ nhỏ bé nằm sát mặt đất, cũng có cây cao lớn mấy chục...

Vì sao xảy ra sự kiện sương mù ở thành phố Los Angeles?

Los Angeles là thành phố lớn thứ ba của Mỹ. Từ những năm 40 của thế kỉ XX, thành phố này đã có 2,5 triệu ô tô.

Vì sao đêm và sáng sớm nghe tiếng chuông ở xa rõ hơn ban ngày?

Có người sẽ nói: “Đó là vì ban đêm và buổi sáng sớm môi trường yên tĩnh, còn ban ngày thì có nhiều tiếng ồn”. Điều đó đúng, nhưng chỉ là phẩn nhỏ và...

Vì sao lưỡi có thể biết được hương vị thức ăn?

Có người gọi đầu lưỡi là "máy nếm". Quả đúng thế, các vị chua, cay, đắng, ngọt, bùi của thức ăn trước hết đều do lưỡi thưởng thức.