Vì sao ở thành phố ban đêm dần dần càng ít thấy sao sáng?

Rất nhiều người tìm thấy trong sách sự miêu tả về bầu trời ban đêm đầy sao lấp lánh, đẹp như tranh và đầy thi vị. Nhưng ngày nay, trẻ em thành phố khó mà nhìn thấy được cảnh tượng đẹp đẽ rung động lòng người như thế. Năm 1998, các nhà thiên văn học người Anh đã làm một cuộc điều tra trong số học sinh tiểu học, kết quả chứng tỏ: chỉ có 10% số trẻ em nhìn thấy được dải Ngân Hà trên bầu trời. Vì sao lại như thế? Đó là do ánh sáng của xã hội hiện đại gây ảnh hưởng đến quang cảnh đẹp đẽ của bầu trời. Ô nhiễm ánh sáng là chỉ hiện tượng do bức xạ ánh sáng quá mức gây cho sản xuất, cuộc sống và sức khỏe con người những ảnh hưởng không tốt. Ô nhiễm ánh sáng khiến cho những ngôi sao trên trời vốn rất sáng rõ, yên tĩnh đã trở thành không thể nào nhìn thấy được bình thường, các nhà thiên văn học cũng chịu sự tác hại tương tự.

Vậy từ đâu gây nên ô nhiễm ánh sáng? Nguồn gây nên ô nhiễm ánh sáng là do ánh sáng của đèn chiếu sáng, đèn trang trí quảng cáo ở các ngôi nhà cao tầng và ánh sáng đèn cao áp trên các trục giao thông thành phố và khu dân cư gây ra. Nguồn sáng này ngày càng nhiều, ngày càng sáng hơn, trong đó phần lớn ánh sáng đều được chiếu lên trời, trực tiếp cản trở sự quan sát của chúng ta đối với các ngôi sao. Chúng ta đều biết một ngọn nến được thắp sáng trong đêm tối thì cảm thấy rất sáng, nhưng khi đặt nó dưới ngọn đèn sáng trắng 100 W thì độ sáng của nó trở nên mờ. Ban đêm trong thành phố, chúng ta không nhìn thấy sao trên trời cũng là do nguyên lí đó.

Ngoài ra, ở tầng không gian thấp quanh Trái Đất đầy các vệ tinh nhân tạo quĩ đạo thấp. Những ăng ten bằng nhôm được mạ bạc và những tấm pin Mặt Trời to lớn dưới ánh sáng Mặt Trời đã phát ra ánh sáng phản xạ làm lóa mắt. Điều đó cũng làm rối loạn sự quan sát của chúng ta đối với các ngôi sao.

Vì ảnh hưởng ô nhiễm quang của các khu vực xung quanh mà Đài thiên văn Côpecnic nổi tiếng thế giới của Anh được xây dựng năm 1675 đã không thể tiếp tục làm việc bình thường, do đó năm 1998 buộc phải đóng cửa. Nhiều quốc gia bắt buộc phải dời các đài thiên văn ra ngoài đảo giữa biển hoặc dời lên những đỉnh núi cao tuyết trắng mênh mông.

Từ khoá: Ô nhiễm ánh sáng.

Tại sao rùa có tuổi thọ rất cao?

Trong thế giới động vật, mọi người đều nói tuổi thọ của rùa là cao nhất, do vậy rùa có biệt hiệu là "sao lão thọ" (thọ tinh).

Tại sao lại có một số quả như quả bầu, quả dưa chuột bị đắng?

Quả bầu nướng là một món ăn ngon đầu mùa hạ ở phía Nam Trung Quốc, nhưng có khi gặp phải “quả bầu đắng”, ngay cả thịt cũng đắng đến nỗi không ăn nổi....

Tại sao cây ngân hạnh ra hoa nhiều nhưng kết quả lại ít?

Cây ngân hạnh là một loại cây ăn quả rụng lá thuộc họ tường vi, ở Trung Quốc có lịch sử nuôi trồng lâu đời. Cây ngân hạnh thường ra hoa vào đầu xuân,...

Vì sao hải lưu là nguồn năng lượng lí tưởng?

Trong Đại chiến Thế giới lần thứ nhất, người Đức đặt rất nhiều thủy lôi ngoài duyên hải của nước đối địch, nhằm đánh đắm các chiến hạm và phong tỏa...

Truyền hình độ nét cao có phải là truyền hình số không?

Đài truyền hình trước khi phát chương trình sẽ phát một bức hình hình tròn, trên đó có các hoa văn và màu sắc. Đó là một cái card thử hình để thuê bao...

Thế nào là hệ thống giao thông thông minh?

Bạn đã nghe nói đến ITS chưa? Đó là ba chữ tiếng Anh viết tắt của cụm từ "Hệ thống giao thông thông minh". Từ giữa những năm 80 của thế kỷ XX đến nay...

Vì sao gió trên cao mạnh hơn dưới thấp?

Khi ta đứng trên sân thượng hoặc tháp cao thường cảm thấy gió mạnh hơn dưới đất, có thể thấy tốc độ gió tăng lên theo chiều cao. Lấy khu vực Bắc Kinh...

Thế nào là bí mật "Tunguska"?

Khoảng 7 giờ sáng ngày 30 tháng 6 năm 1908, vùng Tunguska miền trung Siberi Nga có một quả cầu lửa còn sáng hơn cả Mặt Trời ù ù rơi xuống theo góc...

Vì sao máu nhân tạo có thể thay thế máu tự nhiên?

Mọi người đều biết cuộc sống con người không thể tách rời với máu. Khi bị thương hoặc khi qua phẫu thuật thường bị mất nhiều máu, việc tiếp máu là một...