Tại sao có một số thực vật lại có thể luyện được dầu mỏ?

Cùng với sự phát triển kinh tế thế giới, nguồn năng lượng được tiêu hao ngày càng nhiều, yêu cầu đối với chất lượng nguồn năng lượng cũng ngày một cao. Hiện nay do sự gia tăng khai thác các nguồn dầu mỏ dưới lòng đất, đã khiến cho lượng dự trữ dầu mỏ ngày một ít đi. Thậm chí vì dầu mỏ mà xảy ra chiến tranh.

Đối mặt với thực tế này, nhằm có nguồn nguyên liệu cho sự sống tốt hơn, các nhà khoa học ở các nước đều đang nghĩ cách tìm nguồn dầu mỏ mới. Điều thú vị là các nhà khoa học không hẹn mà cùng coi thế giới thực vật là mục tiêu nghiên cứu. Họ không ngại khó khăn, vất vả, vượt non lội suối, tìm tiêu bản thực vật, tiến hành các loại phân tích, thí nghiệm. Trời xanh cũng không phụ lòng người, cuối cùng họ cũng phát hiện, trong không ít thực vật có dịch sữa trắng nhất định, mà trong dịch sữa này có chứa thành phần chủ yếu của dầu mỏ - hiđrocacbon. Các chuyên gia năng lượng sinh vật của Australia, từ trong thân và lá cây mây khuynh điệp, dưa sừng trâu có thể luyện ra một chất dịch sữa màu trắng của dầu mỏ. Qua điều tra, hai loại cây này có nhiều ở phía Bắc Châu úc, tốc độ sinh trưởng rất nhanh, mỗi tuần có thể cao lên tới 30 cm, nếu con người nuôi trồng mỗi năm có thể thu hoạch mấy lần. Theo tính toán mỗi một hecta cây này hàng năm sản xuất ra 65 thùng dầu. Nếu nguồn tài nguyên này được sử dụng hết mức thì có thể cung cấp lượng dầu cho Australia đủ dùng trong nửa năm. Nhà thực vật sinh lí lí học Pipals ở đại học Arizona, nước Mỹ cũng luyện ra dầu từ trong cỏ tạp của “Hoàng thử thảo”. Mỗi một hecta có thể sản xuất 1.000 lít dầu. Cỏ hoàng thử tạp giao nuôi trồng nhân tạo thì mỗi hecta có thể luyện ra 6.000 lít. Vì vậy, trường Đại học Arizona còn thiết kế ra một mô hình thu nhỏ nhà máy luyện dầu mỏ từ thực vật. Từ lĩnh vực này nghiên cứu và đạt thành công phải kể đến giáo sư Melvon Karwen của Đại học California, Mỹ. Ông không những thành công trong việc luyện ra xăng từ chất dịch của thực vật họ đại kích (euplobia pekinensis), mà còn tìm ra được một loại cây chuối ở vùng rừng núi nhiệt đới Braxin, chỉ cần khoét 5 lỗ sâu trên thân cây, trong vòng nửa năm mỗi cây sẽ có thể tiết ra 23 đến 30 lít dịch keo, thành phần hóa học của chất dịch keo này giống hệt như của dầu mỏ, không cần phải qua quá trình luyện nào mà có thể trực tiếp sử dụng làm dầu. Theo tính toán, một mẫu đất trồng 60 cây, sẽ thu được sản lượng hàng năm là 15 thùng “dầu”.

Các nhà khoa học Trung Quốc trong quá trình nghiên cứu dầu thực vật cũng có những thành công nhất định. Ở đảo Hải Nam họ đã tìm ra một loại cây có thể luyện được dầu gọi là cây nam dầu, chỉ cần sau khi khoét lỗ hoặc chặt thân, dầu sẽ chảy ra. Thường mỗi cây có thể thu được khoảng 34 kg “dầu ma dút”. Những cư dân sống ở đây vẫn quen dùng nó để thay dầu đốt đèn.

Lấy được dầu mỏ từ trong thực vật là một trong những chuyên đề nghiên cứu quan trọng được các nhà khoa học khắp các nước chú trọng. Sự phát triển thực vật dầu đã mang lại một hi vọng mới cho con người để giải quyết nguy cơ cạn kiệt nguồn dầu thiên nhiên. Chính vì vậy, ngày nay “ngành công nghiệp dầu” đã từ từ hưng thịnh toàn cầu, một số những nghiên cứu khai thác sâu hơn đối với thực vật lấy dầu trồng đã đạt được giai đoạn ứng dụng, ví dụ Mỹ đã trồng hàng triệu mẫu cây lấy dầu. Anh cũng đã khai thác được hơn 10 triệu mẫu, Philippines đã trồng hơn 100.000 mẫu cây đậu albizzia sau sáu năm có thể thu hoạch 10 triệu thùng dầu. Thụy Sĩ dự định trồng 1,5 triệu mẫu cây thực vật dầu mỏ, để giải quyết 50% lượng nhu cầu dầu trong một năm của cả nước. Tất cả điều này đang cổ vũ loài người, các nhà chuyên gia năng lượng dự đoán thế kỉ XXI tới sẽ là thời đại huy hoàng của ngành nông nghiệp lấy dầu từ thực vật.

Tại sao bắp thịt của gà và cá có màu đỏ, màu trắng?

Trên bàn ăn, khi bạn gắp một miếng gà chặt hoặc miếng cá hấp thường sẽ phát hiện có một số cơ thịt màu hồng nhạt, có một số bắp thịt có màu xám trắng.

Rắn không có chân mà tại sao có thể bò rất nhanh?

Rắn hiện nay đang sống đều không có chân, chỉ có rất ít loài, ví dụ như con trăn còn có dấu vết của chân sau, đủ thấy tổ tiên của rắn có chân, chẳng qua là sau này đã dần dần thoái hoá mà thôi.

Tại sao bánh xe lại có hình tròn?

Con người có rất nhiều phát minh lớn không thể đếm hết được nhưng nếu chỉ kể ra những phát minh vĩ đại làm thay đổi cuộc sống con người thì phát minh đó không phải là in ấn, điện lực, cũng không phải là máy tính mà là phát minh ra bánh xe.

Vì sao tuyết trắng?

Để trả lời câu hỏi này, không nhất thiết bạn phải là nhà khoa học. Bạn có muốn thử tìm hiểu không?

Không khí bao quanh Trái Đất được hình thành như thế nào?

Hằng ngày ta sống trong bầu không khí, hít thở không khí, vậy thực chất không khí được hình thành như thế nào? Vấn đề này cho đến nay vẫn chưa có câu...

Vì sao có lúc xuất hiện hiện tượng sấm to mưa nhỏ, hoặc có sấm suông?

Mùa hè oi bức, mồ hôi đầy mình. Bỗng nhiên nơi chân trời dựng lên những đụn mây đen cao sững sững, một chốc sau đó sấm nổ vang rền.

Vì sao băng keo dán ép chỉ cần ép mạnh là bám chặt?

Nói đến “keo dán ép” nghe hơi lạ tai. Nhưng thực ra nó rất quen thuộc với chúng ta.

Vì sao Trung Quốc là nước lạnh nhất so với các nơi cùng vĩ độ trên thế giới?

Trung Quốc là vùng có mùa đông lạnh nhất so với các nước có cùng vĩ độ trên thế giới. Nếu lấy nhiệt độ bình quân tháng giêng của Trung Quốc so với các...

Vì sao người ngã xuống Biển Chết không chìm?

Bơi lội trong Biển Chết bạn đừng bao giờ lo chết đuối, bởi vì hàm lượng muối trong nước biển ở đây cao tới 270 phần nghìn. Tỷ trọng nước biển còn lớn...