Âm thanh có ảnh hưởng gì đến não?

Ngày nay, trên thế giới đang thịnh hành phương pháp "thai giáo". Ngay khi đứa trẻ còn trong bụng mẹ, người ta đã dùng âm nhạc hoặc kể chuyện để kích thích bộ não của trẻ phát triển đầy đủ hơn. Sau khi trẻ ra đời, càng cần tiến hành giáo dục bằng âm thanh, bà mẹ kể chuyện, hát, tâm sự, dùng đồ chơi phát ra tiếng động để thu hút sự chú ý của trẻ. Những trẻ được hưởng sự giáo dục như vậy sẽ biết nói sớm, cao lớn và thông minh hơn những trẻ bình thường khác.

Liệu làm như vậy có cơ sở khoa học không? Câu trả lời là có. Kích thích âm thanh có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của mô não, từ đó nâng cao trí lực của trẻ.

Tuy nhiên, trong khi áp dụng biện pháp thai giáo cần chú ý bản nhạc sử dụng nên là nhạc trữ tình, êm đềm, nhẹ nhàng, không nên dùng nhạc rock, nhạc giao hưởng; cũng không nên đặt thiết bị âm thanh sát vào người mẹ vì có thể khiến thính giác của thai nhi bị ảnh hưởng.

Âm thanh không ảnh hưởng đến thai nhi mà còn có ảnh hưởng lớn đến người bình thường. Trong đời sống hàng ngày, một trong những kích thích chúng ta thường gặp là âm thanh. Ảnh hưởng của âm thanh đến bộ não có mối liên quan mật thiết với cường độ của âm thanh. Đơn vị cường độ âm thanh là đềxiben. Âm thanh nhỏ nhất con người có thể nghe được là khoảng một đềxiben; tiếng thở bình thường và tiếng gió nhẹ thổi lá cây kêu xào xạc là khoảng 10 đềxiben; tiếng nước suối chảy róc rách khoảng 20 đềxiben; tiếng nói chuyện vừa phải khoảng 40 đềxiben; mức âm thanh trung bình của radio và tivi vào khoảng 50 - 60 đềxiben; tiếng động của xe tải chở nặng khoảng 90 - 100 đềxiben; tiếng gầm của xe mô tô là 105 đềxiben; tiếng sấm là khoảng 110 đềxiben; tiếng động cơ phản lực vào khoảng 150 đềxiben; của tên lửa là 140 - 170 đềxiben.

Khi bộ não đang tư duy, tiếng ồn của môi trường không nên vượt quá 20 đềxiben, nếu không sẽ làm mất tập trung; 60 đềxiben là giới hạn khiến con người buồn bực, khi tiếng ồn vượt quá 60 đềxiben bắt đầu ảnh hưởng xấu đến chức năng của não. Xét từ quan điểm vật lý, tiếng ồn là tổ hợp không theo quy luật của các âm thanh có tần số, cường độ khác nhau. Xét từ quan điểm sinh lý học, tất cả những âm thanh khiến cơ thể khó chịu, gây cản trở sinh hoạt và công việc thì đều có thể được gọi là tiếng ồn. Tiếng ồn quá mạnh gây tổn hại đến hệ thống thần kinh, phá vỡ sự cân bằng trong hưng phấn và ức chế của vỏ não, khiến con người có cảm giác căng thẳng, sức tập trung bị phân tán, suy giảm trí nhớ, trạng thái tâm lý thất thường, trầm uất, dễ bực bội, nếu nghiêm trọng sẽ gây mất ngủ, thậm chí rối loạn thính giác và tinh thần. Nếu phải chịu sự kích thích của tiếng ồn với cường độ 115 đềxiben trong thời gian dài, sẽ gây trở ngại nghiêm trọng cho chức năng mô não, tổn thương vĩnh viễn cho tế bào thính giác gây rối loạn chức năng ở các cơ quan của cơ thể đồng thời đẩy nhanh quá trình lão hóa. Với tiếng ồn vượt quá 165 đềxiben, sẽ khiến một số động vật bị chết; vượt quá 175 đềxiben sẽ khiến con ngư̖ử vong.

Để bảo vệ và tăng cường chức năng của bộ não, chúng ta nên nghe âm thanh nhẹ nhàng, trữ tình. Nhạc nhẹ giúp con người vui vẻ, nhẹ nhõm, nâng cao mức độ hưng phấn, thúc đẩy cảm hứng sáng tạo và nâng cao hiệu suất hoạt động của bộ não. Có bác sĩ đã dùng âm nhạc đề điều trị cho bệnh nhân mắc chứng trầm uất, nghe nói hiệu quả cao nhất là "Bản giao hưởng số 8" của Beethoven. Cần cố gắng giảm thiểu tác động xấu đến chức năng bộ não. Khi thưởng thức âm nhạc không nên lựa chọn nhạc nghe chói tai như rock an roll, cũng không nên đặt mức âm lượng quá lớn, nếu dùng headphone cũng không nên mở quá to và nghe trong thời gian quá lâu.

Tại sao con người ngủ hay nghiến răng?

Nghiến răng khi ngủ là một chứng rối loạn vận động trong giấc ngủ khiến hai hàm răng nghiến chặt tạo áp lực lên răng và phát ra âm thanh ken két...

Động vật có thể tự chữa bệnh cho mình được không?

Khi con người ốm phải đi bệnh viện chữa trị, còn động vật trong vườn bách thú ốm thì do bác sĩ thú ý chữa trị cho chúng, nhưng động vật sống trong môi trường tự nhiên hoang dã khi bị bệnh thì phải làm thế nào?

Tại sao thuyền buồm có nhiều kiểu cánh buồm như thế?

Bạn đã nhìn thấy thuyền buồm chưa? Trên thế giới có rất nhiều cuộc đua thuyền buồm nổi tiếng. Khi đua ta chỉ nhìn thấy hàng nghìn chiếc thuyền tranh...

Vì sao nhìn màu xanh nhiều có lợi cho mắt?

Các vật chung quanh muôn màu, muôn sắc, làm cho vạn vật tươi đẹp và rõ ràng, khiến cho con người nảy sinh tình cảm và hứng thú khác nhau.

Chồn sóc là loài thú có lợi hay có hại?

Chồn sóc tên gọi là chồn chó, là một loài thú nhỏ ăn thịt. Ban ngày chúng sống ở mồ mả, hốc tường, đống củi..., buổi tối ra ngoài hoạt động kiếm mồi.

Tại sao lợn thích dũi vách và ăn đất sét

Lợn được người nuôi, chẳng có việc gì ngoài ăn rồi ngủ. Nhưng thỉnh thoảng nó lại không chịu như vậy, mà luôn dũi vách, gặm tường.

Điện thoại nhìn được và điện thoại truyền hình là một chăng?

Nói tới điện thoại truyền hình, có thể bạn sẽ đoán nó là đời sau của sự kết hợp giữa ti vi và máy điện thoại. Sự ra đời của điện thoại truyền hình...

Tại sao đua ô tô khi trời mưa lại phải dùng loại bánh xe khác?

Hiện nay, ngày càng có nhiều người ham thích môn thể thao đua xe công thức một. Đua xe công thức một có tính cạnh tranh quyết liệt, thể hiện trình độ lái xe siêu đẳng của các tay đua...

Vì sao định lý thặng dư Trung Quốc có thể dùng để mã hóa máy tính?

Chúng ta đã biết đến định lí thặng dư Trung Quốc, tức vấn đề Hàn Tín điểm binh, đó là một thành tựu quan trọng trong toán học Trung Quốc cổ đại, với...