Các chòm sao trên bầu trời được chia như thế nào?

Các hằng tinh cách ta rất xa, xa đến mức ta không phân biệt được sao nào gần hơn, sao nào xa hơn. Những chòm sao ta thấy chỉ là hình chiếu của nó trên bầu trời.

Khoảng 3 - 4 nghìn năm trước, người Babilon cổ đại đã nhóm các ngôi sao tương đối sáng trên bầu trời thành các hình dạng rất thú vị, gọi là chòm sao. Người Babilon đã lập ra 48 chòm sao. Về sau các nhà thiên văn Hy Lạp lại đặt tên cho nó. Chòm sao nào giống động vật thì dùng tên của động vật đặt cho nó; có chòm sao lại lấy tên các nhân vật trong truyện thần thoại Hy Lạp để đặt tên.

Trước đời Chu, người Trung Quốc cũng đã bắt đầu đặt tên cho các ngôi sao và chia bầu trời thành các tinh tú, về sau diễn biến thành 3 đàn 28 tú. 3 đàn đều ở chung quanh sao Bắc Cực, 28 tú ở quanh Mặt Trăng và Mặt Trời.

Đến thế kỷ thứ II, các chòm sao trên bầu trời Bắc được chia thành đại thể giống như ngày nay. Nhưng mấy chục chòm sao trên bầu trời Nam Cực cơ bản mãi đến sau thế kỷ XVII mới dần dần định ra, bởi vì nền văn hoá của các nước ở vùng Bắc bán cầu phát triển sớm hơn so với các nước ở Nam bán cầu. Đối với những nước ở Bắc bán cầu quanh năm không nhìn thấy nhiều chòm sao trên bầu trời Nam.

Ngày nay có 88 chòm sao thông dụng Quốc tế do Hội nghị Liên hiệp Thiên văn Quốc tế năm 1928 phân chia và quyết định. Trong đó có 29 chòm sao từ đường xích đạo trở về Bắc, 48 chòm sao ở phía Nam xích đạo, trên bầu trời xích đạo có 13 chòm.

Tên gọi của 88 chòm sao, khoảng một nửa lấy tên động vật, như chòm Đại Hùng, chòm Sư tử, Chòm Thiên Hạt, chòm Thiên Nga, v.v. một phần tư lấy tên các nhân vật trong thần thoại Hy Lạp, như chòm Tiên Hậu, chòm Tiên Nữ, chòm Anh Tiên, v.v. một phần tư còn lại lấy tên các dụng cụ máy móc, như chòm Kính Hiển Vi, chòm Kính Viễn Vọng, chòm Đồng Hồ Chuông, chòm Giá Vẽ, v.v. Tuy người xưa dùng biện pháp phân chia các chòm sao chưa khoa học, nhưng tên gọi của các chòm sao đã quen dùng mãi đến ngày nay. Hệ thống chòm sao do người Trung Quốc cổ đại phân chia tuy không sử dụng nữa, nhưng vẫn bảo lưu một số tên gọi của các hằng tinh cổ.

Con người lợi dụng thuỷ triều để phát điện như thế nào?

Hiện tượng thủy triều, hải lưu và sóng đều là những phương thức vận động chủ yếu của nước biển. Người ta lợi dụng sự lên xuống của thuỷ triều để chạy các tua bin của máy phát điện.

Cách so sánh để lựa chọn hình thức gửi tiền tiết kiệm có thưởng có lợi nhất cho người gửi?

Để hấp dẫn người gửi tiết kiệm, ngân hàng đặt ra các hình thức gửi tiền tiết kiệm có thưởng. Làm thế nào để xác định được hình thức gửi tiết kiệm có...

Tại sao việc truyền tin lại gắn liền với vật mang?

Việc nhận thức và sử dụng thông tin của loài người đã có một lịch sử lâu đời từ rất xa xưa. Bao nhiêu năm, rất nhiều thông tin sở dĩ được truyền đi và...

Vì sao có thể lợi dụng rừng để làm sạch nước thải?

Một đường ống từ Oasinhtơn thông ra rừng ngoại ô. Nước phế thải của các nhà máy đi theo đường ống này đến cánh rừng, sau đó nhiều vòi phun đặc biệt...

Sao mạch xung là gì?

Mùa thu năm 1967 cô nghiên cứu sinh Bell và giáo sư Hewish Khoa thiên văn Trường đại học Liuser của nước Anh khi quan sát thiên văn đã phát hiện một...

Vì sao ruộng lúa mà nuôi cá thì lúa tốt, cá béo?

Nuôi cá trong ruộng lúa còn gọi là “cá dưới lúa”, là một trong những phương thức sản xuất của đồng lúa khu vực miền núi và đồi gò ở phương nam Trung...

Nói điện thoại càng to thì người nghe càng rõ có phải không?

Người hay gọi điện thoại có một thể nghiệm thế này, khi đối phương nghe không rõ thì ta thường là cao giọng lên để nói. Như vậy liệu đối phương có...

Vì sao trên đường ray xe lửa cứ cách một đoạn lại phải để một khoảng trống nhỏ?

Những người hay đi xe lửa đều biết rằng, cứ một khoảng thời gian ngắn lại nghe thấy âm thanh "lịch kịch" trên suốt chuyến đi. Khi quan sát kỹ trên đường ray, bạn sẽ phát hiện ra rằng cứ cách 10 m, ở giữa hai thanh ray lại có một khoảng cách nhỏ.

Loài hoa chuyên “đánh” côn trùng

Cây dâu để cho tằm ăn lá mà không than nửa lời. Cây sồi cũng chịu để con người đốn trong im lặng… Vậy có khi nào thực vật giữ thế chủ động không? Có...