Tại sao có cầu xây cao, có cầu xây thấp?

Tác dụng của cầu là nối liền con đường ở hai bên bờ sông, nhưng nếu cầu và đường ở hai bên bờ bằng phẳng như nhau, thì tuy có thuận tiện cho xe cộ qua lại, nhưng lại làm cản trở đường sông, ảnh hưởng đến sự qua lại của tàu bè ở dưới sông; nếu xây cầu thật cao, thì không những thi công khó hơn và giá thành tăng lên, hơn nữa cũng làm tăng độ dốc ở hai đầu cầu, giao thông qua lại trên mặt cầu không được thuận tiện lắm. Vậy thì giải quyết mâu thuẫn giao thông ở trên cầu và dưới cầu như thế nào? Điều này có hai phương án là cầu cao và cầu thấp.

Trong phương án cầu cao, mặt cầu cao hơn mặt đường ở hai bên bờ sông, điều đó đòi hỏi có một đoạn "quá độ" giữa cầu và đường, nâng cao dần mặt đường, khiến cho xe cộ có thể lên xuống cầu một cách thoai thoải êm nhẹ. Nếu chiều cao mặt cầu và mặt đường không chênh lệch nhau lắm thì chỉ cần đắp cao dần dần mặt đường cho ngang bằng với mặt cầu. Nếu mặt cầu quá cao, thì phải dùng biện pháp làm "cầu dẫn", để cho xe cộ từ từ leo lên cho đến khi có thể chạy bằng phẳng qua cầu chính. Cầu lớn Trường Giang của Trung Quốc có cầu dẫn rất dài, nó là phần kéo dài của "cầu chính" trên sông. Có trường hợp, khi chiều cao của mặt cầu và mặt đường chênh lệch nhau quá lớn, thì chiều dài của cầu dẫn thậm chí có khả năng dài hơn cả cầu chính cơ đấy! Như vậy, tiện cho cả xe cộ và tàu bè qua lại trên cầu, dưới sông.

Mặt cầu của cầu thấp nói chung có chiều cao không chênh lệch nhau mấy so với mặt đường hai bên sông, do đó giữa cầu và đường không cần làm cầu dẫn. Để tiện cho tàu bè qua lại, có thể làm cho một trong các gầm cầu có thể quay, hoặc mở ra khi tàu chạy qua dưới cầu, lúc này xe cộ ở hai đầu cầu tạm thời dừng lại. Như vậy có thể thoả mãn được yêu cầu của cả hai mặt giao thông thủy bộ.

Tại sao trên núi lại có nhiều cây tùng?

"Chúng ta phải cao như cây tùng, không sợ sương gió, không ngại lạnh giá, xum xuê xanh ngát, bốn mùa xanh tươi”. Đây là sự tán dương của con người đối...

Vì sao phát sinh "sự kiện dầu cám"?

Năm 1968, ở Bắc Cửu, Nhật Bản, mọi người lâm vào một trận khủng hoảng vì gặp một căn bệnh quái dị chưa từng thấy. Loại bệnh này đến rất ồ ạt, bắt đầu...

Vì sao đạn súng thần công bốc cháy khi đưa lên mặt biển?

Hai nhà hoá học Anh tin rằng họ đã giải mã được một hiện tượng bí ẩn từ 26 năm nay, trả lời câu hỏi: Tại sao những viên đạn sắt lại bùng sáng thành...

Gấu trúc (gấu mèo) có thể tuyệt chủng không?

Thời kì đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nơi cư trú chủ yếu của gấu trúc - vùng Mân Sơn phía Tây Bắc tỉnh Tứ Xuyên đã xảy ra sự kiện: loại trúc mũi tên...

Tại sao nói san hô là động vật?

Mọi người thường cho rằng san hô là đá quý và hình dung nó là một khoáng vật. Do rất nhiều san hô thiên nhiên chưa được gia công đều có hình cành cây nên từ xưa đến nay rất nhiều người lại cho rằng san hô là thực vật...

Thế nào là bộ bốn (tiếng Anh: quaternion)?

Số phức a + bi có thể được xem là cặp số thực theo thứ tự (a,b), nó đối ứng nhau ở một điểm trên hệ tọa độ vuông góc. Theo gợi ý từ tư tưởng này, nhà...

Vì sao có người dễ chảy máu mũi?

Bình thường mũi không chảy máu. Mũi dễ chảy máu có thể là do bản thân lỗ mũi có bệnh, cũng có

Quả và hạt khác nhau như thế nào?

Có nhiều người cho rằng, quả thì to hạt thì nhỏ, cũng có người cho rằng hạt nằm trong quả. Thực ra dùng phương pháp đó để phân biệt quả và hạt đều...

Rốt cuộc quạ có thông minh hay không?

Nhắc đến những người bạn thông minh trong giới động vật, chúng ta liền nghĩ ngay đến hắc tinh tinh, đại tinh tinh, cá heo... Hiện nay chúng ta cũng có thể tính quạ vào một trong số đó.