Hai nửa trái, phải của cơ thể có đối xứng nhau không?

Nhìn bề ngoài mà xét, cơ thể người có 5 giác quan và 4 chi, có tính đối xướng trái, phải rất hoàn mỹ. Ví dụ: hai tay, hai chân, hai tai, hai mắt... hoàn toàn tuân theo quy luật đối xứng trái phải. Nhưng trong cơ thể còn có nhiều hiện tượng không đối xứng.

Nếu đi sâu vào bên trong cơ thể, ta sẽ phát hiện không ít cơ quan nội tạng trong ngực và bụng không đối xứng với nhau. Ai cũng biết tim nằm hơi lệch trái trên ngực, còn gan nằm lệch phải trong bụng. Lại xét đến khí quản, nó từ trên đi xuống dưới rồi chia thành một nhánh trái, một nhánh phải. Điều thú vị là hai nhánh khí quản này không giống nhau. Nhánh khí quản trái nhỏ và dài, hướng đi hơi lệch ngang; còn nhánh khí quản phải thì to và ngắn, hướng đi hơi thẳng xuống. Chính vì vậy khi không cẩn thận làm rơi vật gì vào khí quản thì hầu như đều rơi vào nhánh khí quản phải.

Hai chân người khi đứng thẳng, thông thường chân trái có diện tích tiếp xúc với mặt đất to hơn chân phải, cũng tức là trọng tâm hơi rơi về chân trái, chân trái trở thành chân chống đỡ chính. Có một nhà khoa học qua khảo sát lâu dài phát hiện, khi con người phát hiện phía trước có nguy hiểm thì đa số đều núp về phía bên trái, do đó ông cho rằng điều này có liên quan với chân trái đỡ trọng tâm, khiến cho chân phải dễ đạp lên mặt đất.

Trong cơ thể còn có nhiều bộ phận trái phải không đối xứng. Ví dụ có người một mắt hai mí, còn mắt kia một mí; hai lông mày bên cao bên thấp; khi cười một bên có lúm đồng tiền, bên kia không có. Tất cả những điều này đều là những hiện tượng không đối xứng bình thường. Nhưng khi một người nếu xuất hiện một hiện tượng không đối xứng nào đó khác thường trong cơ thể thì thường thường đó là điểm dự báo bệnh tật. Ví dụ điển hình nhất là ra mồ hôi, nếu chỉ có nửa người ra mồ hôi, nửa khác không có thì đó là sự cảnh báo, nếu không chú ý thì sắp tới bạn có thể bị trúng phong hoặc bại liệt nửa người.

Vì sao qua cầu hay qua hầm chỉ cần đặt trạm thu phí một chiều?

Sông Hoàng Phố chảy qua thành phố Thượng Hải, chia Thượng hải thành hai phần là Phố Đông và Phố Tây. Vào đầu những năm 90, Trung ương quyết định phát...

Vì sao vào ngày nắng to có nhiêu người ngộ nắng?

Mùa hè, dưới ánh nắng chói chang, nếu không được che mát, lại đi bộ, vận động hoặc làm việc một thời gian dài ngoài trời, bạn có thể đột nhiên bị ngã...

Tại sao các nhà khoa học biết động vật có thể nằm mơ?

Con người biết nằm mơ, còn động vật có biết nằm mơ không? Đây là câu hỏi rất thú vị.

Vì sao Hi Lạp cổ đại lại đạt được thành tựu toán học hết sức rực rỡ?

Nói đến toán học cổ đại là phải nhắc đến Hi Lạp cổ đại. Bộ sách Kỉ hà nguyên bản (Anh: “Euclid's Elements) đã được ra đời ở Hi Lạp cổ đại.

Tại sao hai bên thân cá thông thường đều có trắc tuyến (đường bên)?

Nếu như quan sát cá một lúc thì sẽ phát hiện thấy hầu như đại đa số hai bên thân cá đều có một đường hoa văn hình sợi thông thẳng từ phần đầu xuống phần cuối của đuôi....

Màn hình máy vô tuyến và máy tính có ảnh hưởng đến sức khỏe con người không?

Các nhà y học ngẫu nhiên phát hiện: người làm việc trước màn hình lâu trên mặt thường có những nốt đen. Do đó họ tiến hành nghiên cứu hiện tượng này,...

Những chữ Song Hỷ dùng trong đám cưới từ khi nào?

Ở Trung Quốc và một số nước châu Á, nếu trên cửa ra vào hay trên tường nhà nào có dán chữ Hỷ màu đỏ thì người ta đều biết ngay rằng ở nhà đó vừa có...

Nhiệt có gây nên ô nhiễm không?

Rất nhiều vật có thể phát nhiệt. Ví dụ đèn ống hoặc bóng đèn khi sáng sẽ phát nhiệt, ô tô khi chạy sẽ phát nhiệt, rất nhiều dụng cụ điện trong gia...

Tại sao nhân sâm chủ yếu mọc ở vùng Đông Bắc Trung Quốc?

Nói đến nhân sâm, người ta lại nghĩ ngay đến câu nói “Đông Bắc có tam bảo: nhân sâm, da chồn, ô lạp thảo”. Quả thực, nhân sâm là thực vật làm thuốc...