Tại sao có một số loài cá ở biển sâu lại có thể phát sáng?

cá phát sáng

Có một số cá biển, đặc biệt là loài cá sống ở trong biển sâu có ánh sáng tương đối yếu, thường sẽ phát ra ánh sáng chói lọi. Ví dụ, có một loại cá ông cụ, phần đầu của nó có một chiếc "cần câu", phần trước "cần câu" thỉnh thoảng phát ra tia chớp nhỏ li ti để dụ dỗ các con cá nhỏ.

Cá có thể phát sáng bằng cách nào vậy? Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, trong cơ thể của những loại cá này có phân bố cơ quan phát sáng. Cơ quan phát sáng đơn giản chỉ là một tuyến hình ống nằm ở bề mặt của da. Có một số cơ quan phát sáng lại ở ngoài tế bào tuyến bao quanh tầng tế bào phát sáng và tế bào sắc tố. Còn có cơ quan phát sáng cấu tạo tương đối phức tạp, phía trên cơ quan có màng che. Đại đa số cơ quan phát sáng của loại cá phân bố ở hai bên thân, giấu ở trong da. Nhưng có một số loài lại phân bố ở phần đầu hoặc những nơi khác, như cơ quan phát sáng trên "cần câu" của cá ông cụ.

Cơ quan phát sáng bằng cách nào lại phát sáng được?

Tế bào tuyến của cơ quan phát sáng có thể tiết ra một dịch dính chứa chất phốt pho, dưới tác dụng của chất xúc tác oxi hoá, phốt pho oxi hoá mà phát sáng. Ngoài ra còn có nhiều loại cá, có vi khuẩn phát sáng sống trong cơ quan phát sáng, do tác dụng của vi khuẩn mà phát sáng. Khi loài cá chịu sự kích thích của máy móc hoặc hoá học thì cơ thịt của cơ quan phát sáng dưới sự chi phối của thần kinh bắt đầu co lại, dồn hết chất tiết ra hoặc vi khuẩn phát sáng ra, vì tác dụng của oxi hoá mà phát một luồng ánh sáng, ánh sáng này có lúc thì tương đối ổn định, có thể duy trì trong một khoảng thời gian dài, có lúc lại không quá mấy giây, giống như sao băng lướt qua trong bầu trời đêm. Còn có ánh sáng lạnh (lân tinh) phát ra ở một số loài cá, lúc thì sáng, lúc thì tối, thoắt ẩn thoắt hiện, nhấp nháy không ổn định. Đó là bởi vì tế bào sắc tố và màng cái đang phát huy tác dụng. Sắc tố trong tế bào sắc tố lúc thì lan rộng, lúc thì tập trung, thông qua ánh sáng của những tế bào này thì có sự thay đổi sắc tố. Ngoài ra cơ quan phát sáng còn có thể chuyển động, nếu như màng cái tạm thời che lấp nguồn ánh sáng thì ánh sáng dần dần bị tắt, sau đó lại hiện rõ, do vậy đã tạo ra hiện tượng nhấp nháy rất đẹp.

Tại sao loài cá ở dưới biển sâu lại cần phát sáng vậy? Nguyên nhân là trong môi trường tối, phát sáng làm cho loài cá dễ nhận ra đồng loại, lại có lợi cho việc dụ dỗ con mồi và phòng ngự kẻ địch. Như vậy, trong quá trình đấu tranh sinh tồn thời gian dài của loài cá, loại biến dị này dần dần được tích luỹ, đồng thời được củng cố và phát triển trong đời sau và đã trở thành bản năng để thích ứng được với môi trường.

Vì sao lại có “hàng rào xanh”?

Mọi người đều đã nghe nói về hàng rào mậu dịch. Hàng rào mậu dịch là chỉ trong quan hệ mậu dịch quốc tế, những nước nhập khẩu vì lợi ích của nước mình...

Gọi điện thoại mà có hiện tượng hồi âm là sao vậy?

Hiện tượng hồi âm thì ở đâu cũng có, khi ta nói to trong hang núi thì chỉ lát sau sẽ nghe vọng tới một loạt hồi âm. Nguyên do là tiếng nói truyền vào...

Vì sao lần đầu tham gia vận động mạnh, cơ bắp thường phát sinh đau mỏi?

Người thường không hay vận động, một khi tham gia vận động mạnh, vì lượng vận động nhiều nên cục bộ cơ bắp có hiện tượng đau mỏi. Đó là điều rất tự...

Vì sao chạch lại nhả bọt?

Ở những ao đầm, mương, ngòi có nhiều cá chạch sinh sống, trên mặt nước thường có nhiều bóng khí. Nếu thả vài chục con chạch trong thùng nước, thì chỉ...

Tại sao chó là động vật đầu tiên mà loài người thuần hoá thành công?

Các nhà động vật học cho rằng, thuần hoá trên thực tế là một hiện tượng cộng sinh, hai sinh vật khác nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, tương trợ lẫn nhau, thực ra là một việc tốt.

Hệ Mặt trời lớn bao nhiêu?

Chắc bạn đã nhìn Mặt Trời mọc. Khi nhìn thấy những tia nắng bình minh đầu tiên, bạn có biết rằng tia nắng đó đi từ Mặt Trời đến Trái Đất mất 8 phút 20...

Tại sao đất không cày xới cũng đạt được năng suất cao?

Từ xưa đến nay, ở nông thôn, trước khi gieo hạt đều phải cày đất lại một lần, mục đích là để giết cỏ tạp và cho đất tơi xốp. Nhưng gần đây, trên thế...

Tại sao táo không bay lên trời mà lại rơi xuống đất?

Mọi người đều biết rằng vào mùa thu các trái táo trên cây thường chín vàng, quả chín tự động rụng xuống đất. Các loại trái cây khác cũng vậy, chúng đều rơi xuống đất chứ không bay lên trời. Ngay cả khi bạn ném chúng lên cao...

Voi biển và voi (rừng) có phải là họ hàng với nhau không?

Voi là động vật mà mọi người đều rất quen thuộc, trong khu rừng nhiệt đới rậm rạp, hay là trong vườn bách thú đều có thể nhìn thấy bóng dáng của...