Vì sao khi ăn rau cần phải rửa sạch, ăn hoa quả phải gọt vỏ?

Rau, hoa quả, dầu thực vật chúng ta mua ở chợ về hầu như đều chứa thuốc bảo vệ thực vật, mặc dù có những loại thuốc trong quá trình canh tác không hề phun, nhưng thành phần của nó vẫn chứa trong thực phẩm. Điều đó do nguyên nhân gì? Nguyên nhân là mấy chục năm trước, khắp nơi trên thế giới đã sử dụng rộng rãi thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ như DDT, 666, v.v.. Độc tính của những loại thuốc này không dễ bị phân hủy trong môi trường. Mặc dù chúng đã bị cấm sản xuất và sử dụng nhiều năm nay nhưng trong nước, đất còn không ít dư lượng của chúng, do đó trong thực phẩm vẫn chịu ảnh hưởng của chúng, với hàm lượng thấp, chưa đến mức gây nguy hại mà thôi.

Ngày nay trong sản xuất nông nghiệp người ta sử dụng rộng rãi thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ phốtpho. Tuy chúng dễ bị phân hủy trong không khí, nước và thực vật, cuối cùng biến thành nước, khí CO2, axit photphoric là các chất không độc hại, nhưng tính độc hại của bản thân chúng khá cao. Hơn nữa trong một số trường hợp, sự phân hủy của chúng sẽ biến thành các chất trung gian có tính độc hại mạnh hơn. Vì vậy, chúng ta tuyệt đối không thể coi thường sự ô nhiễm của thuốc bảo vệ thực vật. Ở Trung Quốc mấy năm gần đây thường phát sinh ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật. Ví dụ, mùa xuân năm 1996 ở Thượng Hải có một số người dân vì ăn rau xanh mới phun thuốc trừ sâu nên ngộ độc chết. Tháng 5/1996, một học sinh tiểu học ở thành phố Thẩm Dương vì ăn một quả cà chua mà ngộ độc.

Để đề phòng ngộ độc khi ăn rau xanh, hoa quả, chúng ta phải xử lí trước khi ăn. Đối với rau, trước khi xào nấu nên rửa dưới vòi nước chảy, xong ngâm một thời gian dài rồi rửa lại cho kĩ, như vậy có thể tẩy bỏ được những dư lượng của thuốc bảo vệ thực vật. Đối với hoa quả trước khi ăn nên gọt vỏ, như vậy mới an toàn.

Từ khoá: Thuốc bảo vệ thực vật.

Vì sao đơteri được gọi là nhiên liệu trong tương lai?

Ngày nay nhiên liệu chủ yếu của loài người là dầu mỏ, than đá, ngoài ra có thể dùng uran, thori là nhiên liệu hạt nhân. Thế nhưng trong tương lai,...

Tại sao ánh sáng trên ngọn hải đăng phải luôn luôn nhấp nháy?

Hải đăng đã có lịch sử rất lâu đời. Ngọn hải đăng trên đảo Faros ở cảng Alexandria của Ai Cập cổ, từng được liệt vào một trong bảy kỳ quan lớn của thế...

Tại sao nói cá là tổ tiên của loài lưỡng cư?

Loài cá thở bằng mang, bơi bằng vây, là động vật có xương sống, sống trong nước. ếch là loài lưỡng cư, khi còn nhỏ gọi là nòng nọc, ở trong nước, dùng mang để thở.

Tại sao Vạn Lý Trường Thành không được đưa vào "Bảy kỳ quan thế giới"?

Vạn Lý Trường Thành là một công trình kiến trúc vĩ đại cổ xưa nhất trên thế giới. Nom nó như một con rồng khổng lồ uốn khúc từ trên xuống, kéo dài...

Tại sao có thể thấy Mặt trăng giữa ban ngày?

Mặt trăng xuất hiện vào ban ngày cũng nhiều như vào ban đêm. Chỉ có điều ban ngày Mặt trời sáng hơn tất cả mọi thứ, sáng đến nỗi chúng ta không thể...

Vũ khí laser hoạt động như thế nào?

Vũ khí laser khi được bắn ra, tuy không có đạn như súng pháo thường nhưng lại phát ra chùm tia laser năng lượng cao với tốc độ 300.000 km/giây...

Vì sao giấy Tuyên lại đặc biệt phù hợp cho thư pháp Trung Quốc và hội hoạ?

Thư pháp Trung Quốc và hội hoạ là trong những tinh tuý về văn hoá truyền thống của người Trung Quốc. Ngoài sự khéo léo tinh vi của các nhà hội hoạ,...

Tại sao cùng một loài cây ở nơi khô hạn thì bắt rễ sâu, còn ở nơi ẩm ướt thì bắt rễ nông?

Con người không uống nước sẽ cảm thấy khó chịu, cây cũng như vậy, trong quá trình sinh trưởng cần rất nhiều nước. Có người tính một cây ngô trong thời...

"Tiếng địa phương" của động vật được hình thành như thế nào?

Loài người do ở những khu vực không giống nhau nên đã xuất hiện những tiếng địa phương khác nhau. Vậy thì động vật có tiếng địa phương hay không?