Vì sao tháng 2 thông thường chỉ có 28 ngày?

Tháng của dương lịch chia thành tháng đủ và tháng thiếu, tháng đủ 31 ngày, tháng thiếu 30 ngày. Duy chỉ có tháng 2 là 28 ngày. Có những năm là 29 ngày. Đó là vì sao?

Nói ra rất buồn cười, quy định này vô cùng hoang đường. Năm 1946 trước Công Nguyên, Hoàng đế La Mã là Julius Caesar bắt đầu làm lịch, quy định mỗi năm có 12 tháng, gặp tháng lẻ là tháng đủ, 31 ngày; gặp tháng chẵn là tháng thiếu, 30 ngày. Tháng 2 là tháng chẵn cũng nên là 30 ngày. Nhưng tính ra như thế một năm không phải là 365 ngày mà là 366 ngày. Do đó phải tìm cách cắt đi một ngày. Vậy cắt ngày của tháng nào?

Hồi đó theo thói quen của La Mã, các tội phạm bị phạt tử hình đều hành quyết vào tháng 2, cho nên người ta cho rằng tháng 2 là tháng bất lợi. Một năm phải cắt đi 1 ngày, vậy thì cắt ngày của tháng 2 để cho tháng bất lợi đó ngắn đi. Do đó tháng 2 trở thành 29 ngày. Đó là lịch Julius Caesar.

Về sau Augustus kế nhiệm Hoàng đế Julius Caesar. Augustus phát hiện Julius Caesar sinh vào tháng 7, là tháng đủ có 31 ngày. Augustus sinh tháng 8. Nhưng tháng 8 là tháng chẵn, tháng thiếu chỉ có 30 ngày. Để biểu thị sự tôn nghiêm giống như Julius Caesar, Augustus đã quyết định sửa tháng 8 thành tháng đủ 31 ngày. Đồng thời những tháng khác của nửa năm sau cũng sửa theo, tháng 9 và tháng 11 nguyên là tháng đủ sửa thành tháng thiếu; tháng 10 và tháng 12 nguyên là tháng thiếu sửa thành tháng đủ. Như vậy vẫn dư ra một ngày. Vậy làm thế nào? Người ta lại theo cách cũ khấu đi một ngày của tháng 2 bất lợi. Do đó tháng 2 chỉ còn 28 ngày.

Hơn 2000 năm nay người ta đã quen dùng quy định bất hợp lý này. Những người nghiên cứu lịch pháp của các nước trên thế giới đã đưa ra nhiều phương án cải tiến nhằm sửa đổi lịch ngày càng hợp lý hơn.

Từ khoá: Tháng đủ; Tháng thiếu; Lịch Julius Caesar.

Vì sao khí hậu ảnh hưởng đến tuổi thọ con người?

Các nhà y học cổ đại Trung Quốc cho rằng: con người sống trong môi trường tự nhiên, sự biến đổi của khí hậu sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông khí huyết...

Tại sao người máy có thể làm việc trên vũ trụ?

Khai thác và sử dụng tài nguyên vũ trụ là một nhiệm vụ chiến lược rất quan trọng của loài người. Thế kỉ XX với sự phát triển của kĩ thuật du hành vũ...

Phân tích mối tương quan giữa các thị trường chứng khoán khác nhau như thế nào?

Nhiều người đầu tư chứng khoán thường quan tâm đến vấn đề sau:

"Đĩa bay" có phải là khách từ hành tinh khác đến không?

Một ngày tháng 6 năm 1947, một người Mỹ đang lái máy bay trên bầu trời. Đột nhiên ông ta phát hiện có mấy vật hình vành khăn tròn lớn đang bay về phía...

Vì sao phải xây dựng công trình thủy lợi Tam Hiệp trên sông Trường Giang?

Ngày 14/12/1994, trạm thuỷ điện quy mô lớn nhất trên thế giới – công trình thuỷ lợi Tam Hiệp, Trường Giang, Trung Quốc chính thức khởi công, nó thể...

Cây sung thật sự không có hoa sao?

Hoa điển hình do đài hoa, cánh hoa, nhụy cái, nhụy đực, bốn bộ phận tạo thành. Hoa có đủ bốn bộ phận này gọi là hoa hoàn chỉnh, như hoa đào; hoa không...

Vì sao sét hay đánh vào vật thể cao chót vót đứng đơn độc?

Tẩng mây thấp trong các đám mây giông thường mang điện. Loại điện năng này thường gây cảm ứng cho mặt đất, đồng thời làm cho mặt đất sản sinh ra loại...

Từ trường trái đất vì sao lại "đảo chiều"?

Chắc bạn đã từng chơi nam châm. Mẩu nam châm nho nhỏ cho dù bạn đi đến đâu cũng chỉ về phương Nam.

Vì sao người ta ví mắt với máy ảnh?

Có người nói, hai mắt giống như hai máy ảnh đặt trên đầu, ví von như thế rất có lý. Bên ngoài nhãn cầu là tầng giác mạc không màu, trong suốt, giống...