Những sọc vằn trên thân ngựa vằn có tác dụng gì?

Hình dáng của con ngựa vằn giống như lừa, nó là loài động vật có vú đặc sản của Châu Phi. Sinh sống ở vùng núi, thảo nguyên và trong những khu rừng thưa thớt, trên thân có sọc vằn trắng, đen xen kẽ nhẵn bóng rất giống một bức đồ án được người vẽ mô tả, dưới sự chiếu sáng của ánh nắng Mặt Trời, hiện lên rất đẹp đẽ, nên có tên là "ngựa vằn".

Ngựa vằn ăn cỏ tươi và cành lá non, thích sống thành đàn, thường do một con ngựa đầu đàn dẫn dắt cả đàn hoạt động và kiếm ăn. Nó có thể chạy rất nhanh, thính giác, thị giác và khứu giác đều rất phát triển. Khi phát hiện thấy có tình huống khả nghi, con ngựa vằn đảm nhiệm canh gác lập tức phát ra "báo động" để cả đàn tháo chạy, khả năng tự vệ và chống chọi với kẻ địch của ngựa vằn tương đối kém, thường bị sự tấn công và truy sát của sư tử. Khi gặp tình huống này, đôi khi ngựa vằn tập trung thành đàn để đá hậu, đọ sức với kẻ địch.

Sự rộng hẹp của sọc vằn trên thân ngựa vằn có liên quan đến giống loài. Các sọc vằn đẹp đẽ có thể được coi là dấu hiệu nhận biết giữa đồng loài với nhau, nhưng điều quan trọng hơn là các sọc vằn được coi là màu sắc bảo vệ để thích nghi với môi trường. Dưới sự chiếu sáng của ánh Mặt Trời hoặc ánh trăng, do sự hấp thu và phản xạ ánh sáng của màu sắc trắng đen trên thân ngựa vằn khác nhau, có thể phá vỡ và phân tán đường viền của thân hình, nhìn từ xa rất khó phân biệt được nó với môi trường xung quanh. Nếu ngựa vằn đứng im không động đậy thì cho dù là cự li rất gần cũng rất khó mà nhận ra, như vậy có thể giảm bớt nguy cơ bị mãnh thú xâm hại. Màu sắc bảo vệ này là kết quả lựa chọn lâu dài của tự nhiên, những con ngựa vằn mà sọc vằn không rõ rệt đã dần dần bị mãnh thú ăn thịt hết, những con ngựa vằn có sọc vằn rõ rệt lại dễ sinh tồn, như vậy có lợi cho tính chất và trạng thái sinh tồn từ đời này sang đời khác của ngựa vằn, nên chúng đã trở thành những con ngựa vằn vô cùng đẹp như ngày nay.

Thế nào là hiệu ứng nhà kính?

Mùa đông ở phương Bắc đất đông giá, cây cỏ tiêu điều, nhưng ở trong nhà kính lại ấm áp như mùa xuân, cây dưa đầy quả, rau cỏ tốt tươi, quang cảnh tràn...

Tại sao chim bay được?

Con người chúng ta luôn luôn mơ ước được bay trong không trung. Trong nhiều thế kỷ qua, nhiều phát minh đã phối hợp chế tạo ra những máy móc mô phỏng theo sự quan sát của con người về các loài chim...

Tại sao thiết bị âm hưởng lại có thể tự động tìm và phát chương trình âm nhạc?

Cùng với sự nâng cao của mức sống văn hóa của mọi người, thiết bị âm hưởng (hi-fi set) cũng lặng lẽ bước vào hàng vạn gia đình. Thiết bị âm hưởng thao...

Tại sao cây chè lại thích hợp trồng ở vùng có tính axit?

Vùng núi và vùng bán sơn địa của Trung Quốc đa số là vùng đất có tính axít, lá chè mà những nơi này sản xuất có chất lượng rất cao, ví dụ chè “Long...

Vì sao bật lửa lại làm bắn ra tia lửa?

Trong bật lửa có đá lửa. Chỉ cần ấn ngón tay đánh "tách" một cái là có thể làm bắn ra nhiều tia lửa.

Vì sao lại xuất hiện mưa sao băng của chòm sao Sư tử?

Bạn đã nhìn thấy mưa sao băng chưa?

Tại sao nói hoa là do lá biến thành?

Vấn đề này rất thú vị. Thế kỉ XVIII, nhà thơ Đức đã có câu thơ về “hoa do lá biến thành” và được sự đồng tình của không ít người.

"Băng khô" có phải là băng không?

Tại bang Texas của nước Mỹ đã từng xảy ra một sự việc lạ: có lần có mấy đội thăm dò địa chất tiến hành khoan tìm dầu mỏ, họ đã khoan đến một độ rất...

Vì sao nhiệt độ trong các thành phố cao hơn ngoại ô?

Từ đời nhà Tống, nhà thơ yêu nước Lục Du đã từng viết: “Thành thị thượng dư tam phục nhiệt, Thu quang tiên đáo dạ nhân gia” (thành thị còn nóng như...