Mắt của “cá bốn mắt” đặc biệt như thế nào?

Mỗi người khi đang bơi ở bể bơi đầu ngập trong nước và cố mở mắt để nhìn tứ phía, cảm giác những thứ nhìn thấy trong nước đều mờ mờ không rõ. Chúng ta chỉ cần dùng sự suy đoán logic đơn giản để hình dung một con cá thích hợp với cuộc sống dưới nước, quan sát cảnh quan bên ngoài môi trường nước cũng rất khó khăn. Có thể nhận định rằng, cấu tạo của mắt cá và mắt người không giống nhau. Cá chỉ có thể nhìn thấy trong nước, còn mắt người chỉ thích hợp nhìn vật ở trên cạn.

Một điều con người không thể ngờ là, ở một số sông nhiệt đới của Châu Mĩ có một loài cá bốn mắt. Tên của nó đương nhiên gọi là cá bốn mắt nhưng trên thực tế chỉ có hai mắt, nhưng nó có thị giác song trùng như của người và cá. Mỗi một mắt của cá đều chia làm hai bộ phận trên và dưới, mỗi bộ phận có khoảng cách nhìn riêng, ở giữa có một lớp ngăn cách. Tinh thể của bộ phận trên cùng có sự liên hệ với con ngươi ở lưng phía trên mặt nước rất giống mắt người, dựa vào tác dụng bù đắp của khúc xạ có thể nhìn được thế giới trên không trung. Bộ phận tinh thể phía dưới có sự liên hệ chặt chẽ với con ngươi ở bụng phía dưới nước, trở thành con mắt cá điển hình có thể quan sát thế giới trong nước. Do vậy, loại cá này vừa có thể nhảy lên khỏi mặt nước bắt những loài côn trùng bay lại vừa có thể bơi dưới nước bắt động vật loại nhỏ và trốn tránh nguy hiểm. Hệ thần kinh thị giác to khoẻ điều khiển mắt đến hệ thống thần kinh trung ương, trong đêm tối, dưới ánh trăng vẫn có thể nhìn thấy vật thể.

Gần khu vực cửa sông Amazon của Braxin, có thể nhìn thấy từng đàn cá bốn mắt đang bơi lượn ở vùng nước cạn để tìm kiếm mồi là những động vật giáp xác, côn trùng và các loại tảo. Khi chúng ở trên mặt nước, lúc chúng lặn, lúc chúng nổi lên, có lúc lại vọt lên khỏi mặt nước để bắt mồi - những loài côn trùng đang bay, trông chúng biểu diễn rất đẹp.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, cá bốn mắt dù có song trùng thị giác nhưng chủ yếu dựa vào thị lực không trung có thể nhìn được xa.

Vì sao phải xây dựng hệ thống rừng bảo hộ "Tam Bắc"?

Vạn lí trường thành là một kì tích lớn trong lịch sử văn minh nhân loại. Trong tương lai không xa, một bức “Vạn lí trường thành xanh” sẽ sừng sững mọc...

Tại sao nói giải quyết vấn đề Y2K rất phức tạp?

Vấn đề sự cố Y2K xem ra thì giản đơn, chỉ cần đổi hai hàng số hiển thị năm thành con số bốn hàng là có thể phân biệt thế kỷ XX, thế kỷ XXI. Nhưng trên...

Sức nổi của phao cứu sinh bằng bao nhiêu?

Khi bạn mang chiếc phao cứu sinh xinh xắn và vui vẻ vẫy vùng trong nước bạn có nghĩ đến điều này: Sức nổi của phao cứu sinh là bao nhiêu?

Vì sao cần phải nghiên cứu kỹ thuật luyện kim trong không gian vũ trụ?

Đề cập đến kỹ thuật luyện kim trong không gian vũ trụ chắc các bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng vì loài người còn chưa bắt đầu nghiên cứu kỹ thuật đó. Nói...

Vì sao cam chua lại là thực phẩm có tính kiềm?

Nhiều người cho rằng, nước cam chua ắt phải là thực phẩm có tính axit. Thực ra theo hoá học thực phẩm, người ta gọi thực phẩm có tính axit hay kiềm...

Tại sao đá hoa lại có nhiều màu?

Bạn đã từng đến Bắc Kinh chưa? Khi bạn đi dạo quanh Đại lễ đường nhân dân trên quảng trường Thiên An Môn, đập vào mắt trước tiên là một dãy cột màu...

Tại sao đồng tiền kim loại lại có thề nổi trên mặt nước?

Các loại chất lỏng thường chịu tác dụng của sức căng bề mặt, làm cho bề mặt bị kéo căng ra như da.

Tia vũ trụ là gì?

Thế giới tự nhiên mở ra trước mắt ta một cảnh tượng muôn màu, muôn vẻ. Các tia từ khắp chốn trong không gian bắn về Trái Đất, đưa lại cho ta chiếc...

Tại sao các kiến trúc cao tầng nếu xây dựng tầng hầm ở dưới thì có thể thay cho đóng cọc?

Muốn làm nhà trước hết phải xây dựng móng, móng phải thật vững chắc thì nhà mới ổn định được. Vì vậy, hàm nghĩa của cụm từ "đặt nền móng vững chắc...