Cuộc thi toán ra đời từ bao giờ?

Những người yêu thích toán học đều biết các cuộc thi toán học. Thế nhưng các bạn có biết các cuộc thi toán bắt đầu từ bao giờ không?

Ở Trung Quốc các cuộc thi toán bắt đầu từ năm 1956. Bấy giờ chính là lúc bắt đầu thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953 - 1957). Nhà nước hết sức coi trọng văn hoá - khoa học, và đưa ra khẩu hiệu “tiến quân vào khoa học kĩ thuật”.

Dưới sự lãnh đạo của nhà toán học lão thành Hoa La Canh, ở hai thành phố Bắc Kinh, Thượng Hải bắt đầu có các hoạt động triển khai cuộc thi. Bấy giờ quy mô các cuộc thi không lớn, chỉ tổ chức cho các học sinh cấp ba tham gia. Người đạt giải nhất trong cuộc thi năm đó là Uông Gia Cang một học sinh trường phổ thông cấp ba Thượng Hải. Hiện nay Uông Gia Cang là giáo sư trường Đại học Cơ Lí Hoa Đông, là chuyên gia về xác suất và thống kê.

Trên phạm vi thế giới, nơi tổ chức cuộc thi toán sớm nhất là Hungari. Từ năm 1894, ở Hungari đã bắt đầu các cuộc thi toán cho đến nay đã hơn 100 năm. Chính nhờ các cuộc thi toán này mà ở Hungari đã xuất hiện nhiều nhà toán học ưu tú, Hungari nhờ đó trở thành cường quốc về toán học.

Các biện pháp thực hiện của Hungari được nhiều nước khác coi trọng, nhiều quốc gia cũng theo bước Hunggari mở các cuộc thi toán:

Từ năm 1959 ở một số nước Đông Âu bắt đầu các cuộc thi toán quốc tế (thi toán quốc tế Olympic), đến năm 1960 cuộc thi mở rộng đến các nước phương Tây.

Trên đây chúng ta vừa nói đến các cuộc thi toán tổ chức cho các học sinh trung học phổ thông. Ngày nay quy mô các cuộc thi toán ngày càng mở rộng cho nhiều bậc học từ học sinh tiểu học, phổ thông cơ sở, cho các cuộc thi chuyên toán. Ở Trung Quốc có cuộc thi toán mang tên “Cuộc thi Hoa La Canh” nổi tiếng.

Người ta cũng đã tổ chức cuộc thi toán cho các sinh viên những năm đầu bậc đại học. Ví dụ như cuộc thi Pudnan bắt đầu ở Mỹ năm 1938. Pudnan là hiệu trưởng trường Đại học Harvard nước Mỹ, kinh phí cho cuộc thi là do Pudnan cung cấp.

Các cuộc thi đã đào tạo không ít nhân tài, đây là điều được mọi người nhất trí công nhận. Đương nhiên không phải bất cứ người nào đạt giải thưởng cũng đều có các thành tựu xuất sắc trong tương lai, ở đây có thể do không ít nguyên nhân khách quan, nhưng cũng nói lên một điều là không phải mọi đề toán cho cuộc thi hẳn đã đo được toàn bộ năng lực để có thể thành tài.

Vì sao cây dại có khả năng chống bệnh cao?

Cây dại thường sống trên đồng ruộng hoặc ở những nơi đất hoang hoá. Chúng có thân thấp, cành lá nhỏ, quả bé và chua.

Vì sao khi nhảy phải nhún chân?

Nếu có người hỏi bạn: Không nhún chân có thể nhảy lên được không? Có lẽ bạn không trả lời ngay được...

Tại sao cây cọ dầu được coi là "vua dầu" trên thế giới?

Khi bạn tới hòn đảo ngọc phía Nam của Trung Quốc - đảo Hải Nam, có thể thấy hai bên đường những hàng cây cao, lá giống như lá dừa nhưng không kết quả...

Ngành công nghệ thông tin là gì?

Cùng với sự phát triển vũ bão của khoa học kĩ thuật, toàn xã hội đã sắp bước vào xã hội tin học hoá. Trong quá trình này ngành công nghệ thông tin tất...

Trò chơi gấp giấy có thể gấp được những đường hình học nào?

Với một tờ giấy, bạn có thể thực hiện một số trò chơi toán học thú vụ dưới đây. Bạn thử thực hiện xem.

"Xe mini" nhỏ đến mức nào?

Rất nhiều nước đã có những quy định và hạn chế nhất định đối với kích thước bên ngoài của ô tô đi lại trên đường phố, như vậy là để làm cho kích thước...

Tại sao cầu Triệu Châu qua hơn một nghìn năm mà vẫn rất vững chắc?

Cầu Triệu Châu nằm ở vùng Triệu Châu, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, xây từ năm 591-599, vào khoảng thời gian trị vì của vua Khai Hoàng đời Tuỳ, cách đây đã...

Mỗi ngày, cơ thể chúng ta sản xuất ra bao nhiêu nước bọt? Một chén nhỏ hay 1 lít?

Câu trả lời đúng là trên một lít. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cần rất nhiều nước bọt.

Gọi điện thoại mà không nghe thấy lời mình có tốt không?

Khi gọi điện thoại, trong ống nghe của máy ta nghe thấy tiếng nói của mình, đó là "âm bên cạnh", còn gọi là "bàng âm".